Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
“Trám vết nứt đập Sông Tranh chỉ là... làm cho vui”
(17:34:35 PM 21/04/2012)Đó là ý kiến của GS.TS Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hội cơ học Việt Nam, Trưởng Bộ môn cơ sở Kỹ thuật Thủy lợi Khoa xây dựng thủy lợi - thủy điện ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) khi trao đổi với về sự cố thủy điện Sông Tranh 2.
Đập bê tông đầm lăn này giống như một trái dưa hấu vỏ rất cứng, vỏ đập bê tông thượng lưu tối thiểu mác bê tông phải 250, nhưng đập Sông Tranh mác bê tông đến 300, còn trong ruột mác thấp khoảng 150-170.
Ông Trưởng BQL nói rằng chưa có tiêu chuẩn trong việc nước rò rỉ qua thân đập là bao nhiêu? Vậy theo ông nước thấm qua thân đập thủy điện Sông Tranh 2 với mức 75l/s là cao hay thấp?
Giống như mồ hôi ở da chúng ta khi ra da là thấm đều chứ không phải thấm tập trung một chỗ, do đó khi mực nước hồ xuống thấp mà thấm 75l/s thì tôi không tưởng tượng khi mực nước hồ dâng cao thì lượng thấm biết chừng nào, mà thấm ở đây là thấm tập trung ở các khe nứt chứ không phải thấm đều cả bề mặt đập thương lưu, cho nên rất nguy hiểm chứ không phải như người quản lý nói.Theo ông thủy điện Sông Tranh không thiết kế xả đáy để xả lũ hay xả sự cố thì đúng hay sai?Đó là một khiếm khuyết lớn trong thiết kế. Thông thường khi thiết kế người ta nghĩ đến chuyện an toàn của công trình. Ví dụ như cần tháo hết nước để xử lý thì người ta phải có cống xả đáy chứ? Lẽ ra trong thiết kế phải làm một cống xả đáy. Giờ hồ có sự cố chúng ta cần xử lý triệt để chống thấm trước khi mùa lũ đến thì làm thế nào mà lấy nước cho được phần dưới của hồ?Có công trình đập nào lớn trên thế giới mà không thiết kế cửa xả đáy như Sông Tranh 2 ở Việt Nam không, thưa ông?Những hồ nhỏ thì không quan trọng lắm, nhưng tất cả công trình lớn bắt buộc người ta phải làm. Sông Tranh 2 là công trình cấp một, một công trình quan trọng, ở Việt Nam thì tôi không biết hết nhưng chắc chắn trên thế giới không chỗ nào người ta làm kiểu lạ kỳ với những công trình cấp một quan trọng như thế lại không có cống xả đáy để xử lý khi đập sinh ra sự cố.
Việc các ông nhân dùng ximăng trám các vết hở ở khe nhiệt theo ông sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc chống rò rỉ nước ở thân đập?Chuyện trám như thế giống như nhà nứt thì trám chống thấm chơi cho vui thôi. Đập cao và quan trọng như thế mà một trong những phương pháp truyền thống là người ta hạ mực nước hồ xuống, những chỗ nào siêu âm được người ta khoan tìm vết nứt rồi dùng vữa bê tông bơm cho chảy lan truyền kín, sau đó gia cố thêm thượng lưu. Còn làm như thế giống như mấy bác thợ nhà nông làm cho vui chứ không có ý nghĩa trong vấn đề chống thấm đảm bảo độ an toàn cho công trình.
Tình hình sự cố ở thủy điện Sông Tranh 2 đã rõ, là một người am hiểu trong lĩnh vực xây dựng, ông quan ngại điều gì nhất đối với công trình này?Đập này cao gần cả trăm mét, thứ nhất là phải đảm bảo hồ sơ thiết kế. Ví dụ như hành lang thu nước, mới nhìn qua tôi thấy cấu tạo không hợp lý. Hành lang thu nước càng xuống thấp thì áp lực nước càng lớn, chiều dày bê tông mác cao chống thấm phải lớn theo, vấn đề xử lý các khe nhiệt phải rất kỹ như các tấm đồng omega phải đặt cách mặt thương lưu bao nhiêu mét, phải có cao su siêu bền… đồng thời phải tính đầy đủ tải trọng động do động đất lên thân đập. Chúng ta phải làm bài bản như thế.Để khắc phục triệt để việc thấm nước, theo ông chúng ta phải làm gì?Đối với một công trình quan trọng như thế này theo tôi cần phải có một hội đồng với nhiều chuyên gia về địa chất nền móng, chuyên gia về động đất, chuyên gia về thủy lực, chuyên gia kết cấu, chuyên gia xử lý thấm… Họ xem xét với những thiết bị đo đạc, sau đó họ chẩn đoán đề ra phương pháp xử lý sự cố thì mới bài bản và đảm bảo tính an toàn cho công trình, chứ còn làm theo kiểu như thế này thì tôi rất lo lắng.
Tại cuộc làm việc giữa lãnh đạo cùng các Sở ban ngành tỉnh Quảng Nam ngày 18/4 với BQL dự án thủy điện 3 - Chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2, ông Lê Trí Tập – nguyên kỹ sư xây dựng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (cũ) cũng rất băn khoăn về thiết kế của thủy điện Sông Tranh 2 không có cửa xả đáy.
Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng - ông Lê Trí Tập: Phải trả lại nước cho dòng sông nếu không sẽ thành dòng sông chết
Ông Tập cho biết, trong các loại đập, không được cho nước thấm xuống hạ lưu, với sự cố hiện nay muốn xử lý triệt để thì sau khi tháo nước xuống cao trình mực nước chết là 140m thì chỉ có chờ bốc hơi mới xử lý phần dưới nước vì đập này không có cửa xả đáy.
“Theo Nghị định 12 là không được làm chết dòng sông mà phải trả lại nước cho dòng sông đó, nghĩa là phải có một cống xả đáy. Trên thế giới người ta không làm như vậy”, ông Tập phát biểu.
Cũng tại buổi làm việc này, đề cập đến việc sửa chữa phần dưới nước, Trưởng BQL dự án thủy điện 3 – ông Trần Văn Hải cho biết sẽ mời các chuyên gia Trung Quốc đã từng sửa chữa đập Tam Hiệp, hoặc các chuyên gia đền từ Mỹ hay Thụy Sỹ. Các chuyên gia này sẽ trình bày phương án sửa chữa dưới nước, sau đó trong quá trình sửa chữa sẽ có camera theo dõi trực tiếp để giám sát. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.