Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Trả giá vì ô nhiễm
(10:04:02 AM 09/09/2014)Phải sống chung với rác thải - Ảnh: IE
Nhưng không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, một trong những tác động nguy hại nhất của các vấn đề môi trường là làm suy giảm chất lượng cuộc sống và sức khỏe người dân.
Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) công bố năm 2012, VN đang bắt đầu phải trả giá về mặt sức khỏe con người do một thời gian dài chưa thật sự quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải, bảo vệ môi trường dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Trên thực tế, ngày càng có nhiều cái tên xuất hiện như một “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường, chẳng hạn như những “làng ung thư” ở Hà Tây, Phú Thọ, Hải Phòng... Thống kê của Bộ Y tế cũng cho thấy hằng năm cả nước có gần 200.000 người bị mắc ung thư phát hiện mới, mà nguyên nhân chính là môi trường sống ngày càng xuống cấp trầm trọng. Một người bình thường cũng có thể cảm nhận được không khí ô nhiễm hơn, ra đường nhiều khói bụi hơn, sông hồ đen hơn, cây cối ít hơn, nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm.
Nhưng điều đáng nói là các thủ phạm gây ô nhiễm trong nhiều trường hợp đều hoạt động khá ngang nhiên, trong sự bức xúc của xã hội, còn chính quyền đa phần là thờ ơ, một số thể hiện sự lúng túng. Chuyện cả thị trấn Kiên Lương, H.Kiên Lương, Kiên Giang phải sống chung với khói, bụi xi măng trong nhiều năm là chuyện rất khó chấp nhận. Cả lý do “vướng luật” và “chi phí khắc phục cao” nên chưa xử lý được tình trạng ô nhiễm bụi xi măng mà ông Chi cục trưởng Chi cục Môi trường Kiên Giang nại ra đều thể hiện sự vô trách nhiệm. Không có luật nào cao bằng quyền được sống trong một môi trường trong sạch của người dân; không có chi phí nào lớn bằng cái giá mà người dân đang phải trả cho những tổn hại về sức khỏe. Cả một thị trấn không còn màu xanh, cả một thị trấn đang dần biến thành vùng đất chết để đổi lấy mấy đồng tăng trưởng, liệu có đáng không?
Kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy chi phí xử lý ô nhiễm sẽ cao hơn rất nhiều chi phí đầu tư cho các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Không phải ngẫu nhiên, từ năm 2012 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững, giai đoạn 2011- 2020, trong đó đề cao 3 trụ cột: Tăng trưởng, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Tăng trưởng xanh, với mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả và bảo vệ môi trường cũng được nhắc đến như một cam kết của VN về phát triển bền vững.
Chỉ có điều, những cam kết, những khẩu hiệu ấy phải biến thành hành động trong thực tế. Thực tế đầu tiên, ấy là người dân có quyền được sống trong một môi trường không ô nhiễm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
-
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
-
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
-
Cứu cây xanh
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
-
Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
-
Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
-
Có rừng là có tín chỉ carbon?
-
Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)