Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Tổng cục Môi trường trả lời về Danh mục loài ngoại lai xâm hại
(21:53:27 PM 19/08/2011)Câu hỏi 2: Quyết định 838/QĐ-BTNMT ngày 11/5/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định danh mục loài ngoại lai xâm hại, trong đó có 3/9 thành viên là chuyên gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nguyên tắc nào để Hội đồng đi đến việc thông qua danh mục các loài ngoại lai xâm hại? Ý kiến của 3 cán bộ chuyên gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhất trí với việc đưa con tôm thẻ chân trắng vào danh mục các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại không?
Tổng cục Môi trường trả lời:
Công văn số 2994/BTNMT-TCMT ngày 15/8/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thông tin liên quan đến Danh mục loài ngoại lai xâm hại ban hành kèm theo Thông tư số 22/2011/TT-BTNMT (phúc đáp Công văn số 2258/BNN-TCTS ngày 9/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) có đầy đủ các thông tin để trả lời các câu hỏi 1 và 2 của Quý Báo.
Việc xếp tôm thẻ chân trắng và hàu Thái Bình Dương vào ”Phần II. Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại” thuộc Danh mục loài ngoại lai xâm hại ban hành kèm theo Thông tư số 22/2011/TT-BTNMT đã nhận được sự nhất trí của Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội đồng tư vấn khoa học do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập (xin gửi kèm theo nội dung Công văn số 961/BKHCN-XHNV ngày 5/5/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ để Quý Báo tham khảo).
Câu hỏi 3: Thực tế hiện nay con tôm thẻ chân trắng được nuôi khá phổ biến và xu hướng tăng diện tích nuôi tại nhiều địa phương. Tình trạng này liệu có dẫn tới nguy cơ gì và có vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý giống ngoại lai và bảo tồn đa dạng sinh học không? Bộ Tài nguyên và Môi trường có đề nghị gì đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vấn đề này?
Vấn đề quản lý loài ngoại lai xâm hại đã được quy định tại các Điều 50 - 54 Luật Đa dạng sinh học năm 2008. Điều 52 Luật Đa dạng sinh học năm 2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009) quy định “việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chỉ được tiến hành sau khi có kết quả khảo nghiệm loài ngoại lai đó không có nguy cơ xâm hại đối với đa dạng sinh học”.
Tôm thẻ chân trắng được đưa vào Danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại ban hành kèm theo Thông tư số 22/2011/TT-BTNMT ngày 1/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2011.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2294/BTNMT-TCMT ngày 15/8/2011đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp các kết quả đánh giá khả năng xâm hại của Tôm thẻ chân trắng đối với đa dạng sinh học.
Câu hỏi 4: Mới đây, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Thị Xuân Thu vẫn khuyến cáo bà con nông dân mạnh dạn nuôi con tôm thẻ chân trắng và có nói, Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn bảo lưu việc giữ con tôm thẻ chân trắng trong danh mục các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đưa vấn đề này lên Chính phủ xem xét. Bộ Tài nguyên và Môi trường có bình luận gì về ý kiến của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
Việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước đối với loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại như tôm thẻ chân trắng là trách nhiệm chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Do vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng phối hợp để giải quyết vấn đề này tại Công văn số 2994/BTNMT-TCMT nêu trên. Hiện nay, chúng tôi đang chờ ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Xem toàn văn Công văn số 2294/BTNMT-TCMT tại đây!
Quyết định 838/QĐ-BTNMT ngày 11/5/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định danh mục loài ngoại lai xâm hại tại đây!
Công văn số 961/BKHCN-XHNV ngày 5/5/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ tại đây!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.