Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
"Tôi thất vọng về cách nói của Bộ trưởng Giáo dục"
(15:18:18 PM 13/06/2012)Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM. Là chuyên gia hàng đầu về cơ khí, 21 năm làm giám khảo các cuộc thi sáng tạo, 10 năm làm giám đốc một công ty cơ khí tại TP.HCM để sản xuất - cải tiến xe cứu hỏa, xe tải nặng, tham gia giảng dạy nhiều trường ĐH như ĐH Bách khoa, ĐH Sư phạm Kỹ thuật (TP.HCM) ....
Ông đã có những chia sẻ thẳng thắn về vấn đề giáo dục đằng sau vụ việc gian lận tại Bắc Giang.
Thưa Phó Giáo sư, ông có quá nghiêm khắc với người đứng đầu ngành giáo dục của cả nước không, khi sự um xùm này chỉ vốn bắt đầu từ một trường thi?
Tôi không thất vọng với Bộ trưởng vì tiêu cực ở một trường thi, mà tôi thất vọng về cách nói của Bộ trưởng khi xảy ra việc đó. Khi vụ việc ở Đồi Ngô xảy ra, theo thông tin trên các tờ báo, trong ngày 7/6, bên lề phiên họp Quốc hội, trao đổi về việc xử lý em học sinh đã quay clip, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng: “Việc này chủ yếu là của người lớn. Các cháu học sinh còn nhỏ tuổi, nghĩ chưa tới, nên dễ bị lôi kéo làm việc sai”.
Ông Luận cũng cho biết: “Nếu theo quy chế về thi tốt nghiệp THPT, việc các em làm như vậy là vi phạm quy chế: “Nhưng việc xử lý các cháu như thế nào cần phải cân nhắc theo hướng: Giúp các cháu nhận ra sai phạm, làm bài học và nhằm mục đích giúp các cháu trở thành người tốt”.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lê Ninh: "Cần ghi nhận công lao của những người dám đưa sự thật tiêu cực thi cử". Ảnh: Đại Đoàn Kết |
Những phát ngôn này của người đứng đầu ngành giáo dục khiến tôi rất thất vọng. Người đứng đầu ngành, thấy khiếm khuyết trong nội bộ, không hề giật mình mà phát biểu như vậy thì thực sự là không phân biệt trong vụ việc này, đâu là công, đâu là tội!
Tôi không nghĩ rằng người đứng đầu chèo lái con thuyền giáo dục nước nhà lại phán xét như thế về bản chất việc làm của những người muốn đưa ra ánh sáng những hành động đi ngược với mong ước trồng người của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vậy theo Phó Giáo sư, không được xử phạt vì vi phạm quy chế thi đối với học sinh góp sức đưa tiêu cực ra ánh sáng?
Phải xem vụ tiêu cực đó là một con sâu trong nồi canh, tìm ra được con sâu đó để loại trừ nó là ích nước, lợi dân, có lợi cho ngành giáo dục.
Thiếu tướng tình báo, anh hùng QĐND Việt Nam Phạm Xuân Ẩn vào trong hàng ngũ địch chắc phải bị xử tội theo địch, phản bội lại nhân dân rồi. Thế nhưng, nhân dân, Đảng và nhà nước ta đã không hề nhìn nhận sai đối với con người và hành động của anh hùng Phạm Xuân Ẩn.
Những người dám đưa sự thật tiêu cực trong thi cử đang tồn tại một cách không cá biệt trong toàn ngành giáo dục hiện nay cần phải được ghi nhận công lao vì nghĩa cả của họ.
Ngày hôm qua, trên các phương tiện truyền thông đã đưa tin về việc Bộ giáo dục có văn bản về vấn đề clip ở Trường dân lập Đồi Ngô, Lục Ngạn, Bắc Giang, theo đó Bộ đánh giá “về cơ bản, kỳ thi đã diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế và đề nghị các báo đưa tin một cách khách quan về vụ việc”...
Theo tôi, đây là Bộ đang chống chế. Dư luận không vơ đũa cả nắm, sai ở đâu nói ở đó. Và một mất thì mười ngờ. Người ta có thể nghi ngờ có những điểm thi khác còn sai mà chưa phát hiện. Không thể cấm dư luận nghi ngờ điều đó.
Bây giờ sai ở đâu phải nói ở đó, sai cái gì phải nhìn nhận và sẵn sàng sửa chữa. Kiểm tra trên diện rộng xem có còn sai sót gì không để chấn chỉnh. Vào thời điểm này, khẳng định Bộ GD- ĐT rằng kỳ thi về cơ bản diễn ra nghiêm túc có cần thiết không?
Phó giáo sư cho rằng nguyên nhân của gian lận trong thi cử là do lòng tham của con người. |
Phó giáo sư nói những người phát hiện tiêu cực là có công với đất nước. Vậy theo ông, câu chuyện ở trường THPT Dân lập Đồi Ngô mang đến bài học gì, lợi ích gì?
Câu chuyện này mang đến một bằng chứng rất rõ rệt về căn bệnh thành tích. Chuyện xảy ra ở đó là chuyện động trời, không thể chấp nhận. Gian lận trong thi cử thì từ ngày xưa cũng đã có. Nhưng giám thị là những người giám sát, bắt những thí sinh vi phạm đó. Không thể có chuyện giám thị làm ngơ hay tuồn bài vào cho thí sinh như vậy.
Việc gian lận này, theo tôi cũng là vì thành tích, vì quyền lợi của thành tích đó mang lại cho họ mà nên. Phải đậu nhiều, đậu cao. Có như vậy thì trường và các cấp cao hơn mới đạt thành tích tốt để báo cáo lên trên. Lúc đó thì tất cả mới cùng có thể được khen thưởng, được danh hiệu cá nhân, tập thể…
Nói vậy thì lương thấp của ngành giáo dục phải chăng là nguyên nhân?
Không. Nguyên nhân là lòng tham của con người. Mà lòng tham, đó là phần con – chứ không phải phần người. Nếu giáo dục tốt thì phần người lớn hơn phần con. Giáo dục không tốt thì ngược lại. Ngày xưa, chúng ta nghèo, chúng ta khổ hơn bây giờ rất nhiều, tại sao không ai có lòng tham, mà vẫn một lòng vì tổ quốc, vì kháng chiến?
Khi bạn rải thóc ra sân, cả đàn gà sẽ cùng ăn với nhau vui vẻ. Nhưng nếu bạn rải cơm, có một cục cơm lớn gần con gà nào, thì con gà đó sẽ tha cục cơm ra nơi khác để ăn một mình. Các con gà còn biết tranh đấu để đòi quyền lợi lớn hơn. Con người, khi tranh đấu vì phần “con” của mình, sẽ có nhiều cách kinh khủng.
Lòng tham bản năng đó cần phải “chữa trị” như thế nào?
Đó là công việc của giáo dục. Mọi người dân, đặc biệt là những người làm giáo dục, phải thấm nhuần triết lý giáo dục. Đó là: trước tiên hãy dạy người ta làm người, sau đó dạy người ta làm nghề. Các trường trung học nghề, trung học chuyên nghiệp, các trường cao đẳng, đại học… là dạy nghề. Các cấp mẫu giáo, tiểu học, phổ thông… phải dạy làm người.
48 năm trước, khi tốt nghiệp, tôi thề với lòng là sẽ cống hiến cho đất nước này 50 năm trên bục giảng. Bây giờ lời thề đó chỉ còn thiếu 2 năm nữa là hoàn thành. Thế nhưng, hiện tại chúng tôi rất buồn vì những “sự cố” những tai tiếng của ngành giáo dục hiện nay.
Cái lo nhất là những căn bệnh thành tích, những gian lận trong thi cử đã râm ram từ rất lâu, nhưng mà vẫn không thể xóa đi được. Có lẽ, những thầy giáo già như chúng tôi đành phải mang nỗi buồn này xuống mộ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.