»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:23:31 PM (GMT+7)

Tốc độ biến đổi khí hậu đang tăng nhanh

(09:14:23 AM 05/09/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- PGS-TS Trần Thục - Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường (Bộ TN-MT), người chủ trì nhóm xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, đã nhận định như vậy

 

 PGS-TS Trần Thục

 

* Phóng viên: Bộ TN-MT đang hoàn tất kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam cập nhật theo lộ trình. Theo đó, những đánh giá mới nhất có cho thấy tốc độ biến đổi khí hậu ở Việt Nam nhanh hơn so với kịch bản đưa ra năm 2009, thưa ông?

 

- PGS-TS Trần Thục: Đúng là trong tính toán lần này cho thấy các chỉ số biến đổi khí hậu có xu hướng gia tăng và mức tăng nhiệt độ dao động trong phạm vi lớn hơn so với kịch bản năm 2009. Lấy ví dụ kịch bản phát thải trung bình vào cuối thế kỷ XXI, mức tăng nhiệt độ trung bình năm có thể tới 3,5OC ở các khu vực nhỏ thuộc Bắc Trung Bộ. Trong khi kịch bản năm 2009, mức tăng chung cho vùng khí hậu này chỉ có 2,8OC. Lượng mưa trong mùa khô có thể giảm đến 30% vào năm cuối thế kỷ XXI ở một vài nơi thuộc Nam Bộ, trong khi theo phiên bản năm 2009, trung bình toàn vùng chỉ giảm 18%…

 

Tại kịch bản năm 2009, chúng tôi đưa ra lựa chọn mức độ trung bình cho Việt Nam nhưng với những chuyển biến xấu như 2 năm qua thì rất khó đưa ra một nhận định “dễ thở” như vậy.

 

* Khu vực ven biển có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất trước tác động của biến đổi khí hậu thì sao, thưa ông ?

 

- Có sự thay đổi so với kịch bản nước biển dâng năm 2009, bản cập nhật kịch bản lần này đã tính chi tiết hơn cho từng khu vực ven biển trên phạm vi cả nước. Theo đó, vùng ven biển Việt Nam được chia thành 7 khu vực tương đồng giúp cho việc tính toán mực nước biển dâng chi tiết hơn, đồng thời thuận tiện cho các tỉnh, TP cùng một khu vực phối hợp xây dựng giải pháp ứng phó mang tính liên tỉnh.

 

* TPHCM, ĐBSCL bị ảnh hưởng như thế nào khi nước biển dâng?

 

- Đúng như kịch bản năm 2009, ĐBSCL là khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất do nước biển dâng. Nếu mực nước biển dâng cao 1 m và nếu không có các giải pháp ứng phó, khoảng 39% diện tích vùng đồng bằng này sẽ có nguy cơ bị ngập và khoảng 35% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp. Đối với TPHCM, sẽ có khoảng 20% diện tích bị ngập và 9% số dân bị ảnh hưởng. Vùng đồng bằng sông Hồng sẽ có khoảng 11% diện tích có nguy cơ bị ngập và 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp. Ở các tỉnh, TP  ven biển miền Trung, khoảng 2,5% tổng diện tích của khu vực có nguy cơ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 10% số dân.

 

 

Theo Người Lao Động
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tốc độ biến đổi khí hậu đang tăng nhanh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI