Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Tiêu hủy hay bán ngà voi: Cuộc tranh luận chưa hồi kết
(08:17:29 AM 12/02/2014)Cơ quan thực thi các nước châu Á liên tục bắt giữ và tịch thu các lô hàng ngà voi nhập khẩu trái phép.
Đặc biệt trong cuộc đấu tranh này là hai quan điểm trái ngược của các chuyên gia bảo tồn và chuyên gia kinh tế. Một số chuyên gia bảo tồn khẳng định việc phá hủy ngà voi sẽ nhấn mạnh thông điệp đến các tay săn trộm và buôn lậu: không hề tồn tại thị trường tiêu thụ ngà voi. Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng các kho lưu giữ ngà voi là nguồn tài chính quan trọng để hỗ trợ cho công tác bảo tồn. Dù sao, vẫn còn một cuộc đấu tranh khốc liệt hơn…
Tiêu hủy đồng loạt
Mỹ đã tiến hành tiêu hủy ngà voi tịch thu. Trung Quốc và Philippines cũng đã hành động tương tự. Gần đây, Hồng Công cũng quyết định tiêu hủy thứ “vàng trắng” tịch thu từ những vụ nhập khẩu bất hợp pháp.
Tán thành các quyết định trên, theo Max Rice, Giám đốc điều hành Cơ quan điều tra Môi trường, chỉ có một cách xử lý duy nhất đối với các kho lưu giữ mẫu vật ngà voi bị buôn bán bất hợp pháp: tiêu hủy.
Rice cho rằng ngà voi bất hợp pháp có nguồn gốc từ các hoạt động tội phạm và trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều không được luật pháp công nhận. Thế giới đã tiêu hủy các lô hàng bất hợp pháp như ma túy, hàng giả để xóa bỏ đầu ra cho các thị trường tiêu thụ. Tiêu hủy hàng hóa bất hợp pháp hoặc sử dụng không vì mục đích thương mại cần phải được tất cả các nước trên thế giới thực thi sau khi hoàn thiện việc giám định và điều tra tội phạm.
Việc tịch thu ngà voi bất hợp pháp đang ở con số đáng báo động: Giá trị của hàng hóa bất hợp pháp ở mức cao và đang là gánh nặng tài chính cho các quốc gia nỗ lực tìm kiếm các nguồn lực để đấu tranh với tội phạm. Trong suốt ba thập kỷ qua, Tanzania, quốc gia ở trung tâm của các hoạt động săn bắn bất hợp pháp, đã sử dụng 100.000 USD hàng năm để bảo đảm cho các kho lưu giữ ngà voi.
Các kho lưu giữ ngà voi đã cám dỗ và kích thích tình trạng tham nhũng trong một số nhân viên thực thi ở một số quốc gia châu Phi nhằm đem ngà voi ra các thị trường. Nhiều chuyên gia cho rằng Mozambique và đặc biệt là Zambia đã để mất trộm nhiều tấn ngà voi khi có lực lượng không quân tham gia bảo vệ. Các lực lượng thực thi Philippines đã nhấn mạnh đến nguyên nhân quan trọng buộc phải tiêu hủy tất cả ngà voi tịch thu trong năm 2013 do đã mất gần 1 tấn ngà voi (mặc dù đã được bảo vệ cẩn mật).
Nhằm gửi thông điệp tuyên chiến với buôn bán bất hợp pháp ngà voi, Mỹ và Trung Quốc đã cùng tiêu hủy 6 tấn ngà voi, dù với Trung Quốc, đó chỉ là một phần hiện có. Hồng Công cũng quyết định tiêu hủy khoảng 28 tấn ngà voi, trong khi Pháp cũng dự định tiêu hủy ngà voi bất hợp pháp vào ngày gần nhất. Tại Hội nghị thượng đỉnh về phòng chống tội phạm các loài hoang dã tổ chức tại nước Anh vào ngày 13-2 tới, rất nhiều người sẽ quan tâm đến số lượng các quốc gia tuyên bố tiêu hủy ngà voi.
Và hành động ngược chiều: Bán
Ở chiều ngược lại, nhiều người bảo lưu quan điểm: tiêu hủy ngà voi là lãng phí trong khi nó sẽ thực sự có ích khi đem lại nguồn tài chính phục vụ cho công tác bảo tồn. Việc tịch thu ngà voi bất hợp pháp đã chứng minh cho nguồn lợi bất tận mà những kẻ phạm tội luôn luôn tìm kiếm. Tại sao không quan tâm đến những sinh vật sống hơn là những mẫu vật chết?
Mặt tích cực của việc tạo ra giá trị kinh tế được nhìn nhận. Theo nhiều chuyên gia, ngà voi cũng là hàng hóa và việc bán chúng là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, một thực tế hiển hiện là kho lưu giữ ngà voi ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia châu Phi ngày càng trở nên quá tải trong khi nguồn lực như con người, tài chính cùng những bất ổn về an ninh luôn là các yếu tố đe dọa sự tồn tại của các kho lưu giữ. Đó cũng chính là vấn đề đặt ra cho nhiều chính phủ. Bên cạnh đó, lệnh cấm buôn bán quốc tế ngà voi (ban hành năm 1989) đã làm tăng khối lượng ngà voi lưu giữ mà chỉ riêng Hồng Công đang lưu giữ 33 tấn.
Doug Bandow, chuyên gia phân tích ở Viện nghiên cứu Casto cho rằng nhiều quốc gia đang chịu sức ép từ việc tiêu hủy ngà voi nhằm tiếp tục thực thi lệnh cấm buôn bán quốc tế về ngà voi. Tuy nhiên, Bandow khẳng định việc bán ngà voi sẽ tạo nên giá trị kinh tế và do đó sẽ có tác dụng bảo tồn voi. Chuyên gia này lập luận: “Voi đang bị giết để lấy ngà. Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) thông báo tỷ lệ ngà voi bị buôn bán ở mức báo động. Mặc dù vậy, số lượng voi chỉ giảm xuống 2/3 kể từ năm 1979. CITES đã nới lỏng lệnh cấm buôn bán vào các năm 1999 và 2008 và chưa có bằng chứng nào cho thấy các quyết định trên kích thích hoạt động săn bắn.”.
Nghèo đói và nạn tham nhũng luôn là những khía cạnh đáng quan tâm ở các quốc gia châu Phi. Các đối tượng tham nhũng ở các quốc gia nghèo đói không có khả năng chấm dứt lợi nhuận của buôn bán ngà voi và đây là vấn đề nhạy cảm đối với việc bảo tồn voi. Những người dân nghèo đói luôn sẵn sàng giúp đỡ các tay săn trộm và rõ ràng voi là đối tượng chịu tổn thất nhiều nhất. Do đó, theo nhiều chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách cầm xem xét lại lệnh cấm. Ngà voi hợp pháp tịch thu từ các tay săn trộm và các tay buôn lậu hoặc các nhà sưu tập nên được bán. Giấy phép cũng nên được chú trọng xem xét nhằm kiểm soát việc săn bắn voi. Số tiền thu được từ việc bán ngà voi có thể được sử dụng để hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ các khu bảo tồn, bù đắp cho những thiệt hại mà voi gây ra cho người và khuyến khích người dân sử dụng các biện pháp phòng tránh.
Một số quốc gia ở miền Nam châu Phi đã thành công trong việc bảo vệ các quần thể voi nhưng cũng gặp nhiều sức ép từ những hoạt động bất hợp pháp (săn bắn, buôn bán, vận chuyển). Gần đây, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe đã đề xuất được bán thay vì tiêu hủy ngà voi. Tanzania cũng đang do dự tiêu hủy hay lưu giữ bởi số lượng ngà voi tại các kho lưu giữ ở quốc gia này quá lớn: 137 tấn.
Vẫn còn cuộc đấu tranh trực diện
Các tranh cãi trên chắc hẳn sẽ chưa chấm dứt. Các quan điểm luôn xung đột với nhau. Nhưng cuộc đấu tranh chống tội phạm các loài hoang dã nhằm bảo vệ các loài nguy cấp (trong đó có voi) vẫn hiển hiện trước mắt và ngày càng khốc liệt. Nhiều băng nhóm tội phạm, kể cả những tên trộm, ở các lứa tuổi thiếu niên, thanh niên, trung niên cũng tham gia vào việc săn trộm voi để lấy ngà. Ở một số nơi và tại một vài thời điểm, giá trị của ngà voi còn đắt hơn vàng khiến tình trạng buôn bán bất hợp pháp ngà voi có diễn biến rất phức tạp.
Lợi nhuận từ việc buôn bán ngà voi cũng hấp dẫn cả những nhóm phiến loạn luôn có xu hướng gây bất ổn chính trị ở các nước châu Phi.
Theo điều tra của Tổ chức hành động bảo vệ voi, các hoạt động săn bắn, buôn bán bất hợp pháp voi đã cung cấp hơn 40% kinh phí hoạt động của nhóm phiến quân Al-Shabab tại Kenya. Những khẩu AK-47, vốn được sử dụng phổ biến trong các cuộc chiến tranh trước đây, giờ lại càng phát huy tác dụng trong các cuộc đối đầu giữa kẻ săn trộm với voi và lực lượng thực thi, ngay cả trong những nơi được bảo vệ nghiêm ngặt như các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Ngay cả trong lực lượng thực thi cũng có một bộ phận tiếp tay cho các hoạt động bất hợp pháp. Ngày càng nhiều xác voi và các loài động vật khác được phát hiện lần lượt và liên tiếp gây nhức nhối cộng đồng.
Do đó, nhiều biện pháp kiên quyết đã được áp dụng triệt để. Lực lượng thực thi Kenya đã nổ súng hạ gục những kẻ săn trộm khi cố tình chống trả. Tại Swaziland, lực lượng thực thi đã được lệnh bắn bất kỳ đối tượng nào có hành vi xâm hại đến voi khi bắt quả tang. Ngày 9-1, Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Du lịch Tanzania đã đình chỉ công tác 21 nhân viên của Cục Bảo tồn các loài hoang dã nước ngày do có hành vi câu kết với các tay săn trộm voi. Các nhân viên này sẽ phải trả lời trước tòa án về các hành vi phạm pháp trên.
Trong các ngày 28 và 30-1, Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc đã thông qua lệnh trừng phạt các nhóm phiến loạn ở Cộng hòa Trung Phi và Cộng hòa dân chủ Congo do có các hoạt động phá hoại thiên nhiên, trong đó có săn bắn và buôn bán bất hợp pháp các loài hoang dã. Trước đó, theo báo cáo của các chuyên gia Liên Hợp quốc, nạn săn bắt voi ở Cộng hòa dân chủ Congo là vấn đề nghiêm trọng xuyên suốt nhiều năm nội chiến. Bị kích thích từ sự gia tăng về nhu cầu ở châu Á và giá trị của ngà voi, tác động của các nhóm phiến loạn và mạng lưới tội phạm đã đe dọa nghiêm trọng đến quần thể voi ở miền Tây Cộng hòa dân chủ Congo.
Chắc chắn sẽ có nhiều biện pháp trừng phạt tiếp tục được ban hành, nhưng việc đưa ra các quyết định đúng đắn để bảo vệ không chỉ voi mà cả những loài động vật hoang dã nguy cấp khác mới là điều quan trọng.
Buôn bán bất hợp pháp các loài hoang dã ước tính đạt 19 tỷ USD mỗi năm, cao hơn cả buôn bán bất hợp pháp vũ khí thô sơ, kim cương, vàng và dầu thô.
Tất cả các Nghị quyết được thông qua tại các kỳ Hội nghị các nước thành viên CITES đều khuyến cáo các nước thành viên áp dụng các biện pháp xử lý đối với mẫu vật tịch thu: Một là trả lại nước nguồn gốc. Hai là tiêu hủy hoặc lập kho lưu giữ. Và ba là sử dụng vì mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, thực thi luật hoặc giám định loài.
Năm 2013, Singapore đã chuyển trả lại 1,8 tấn ngà voi cho Kenya.
Theo thống kê của WCS, IUCN, trong hai năm 2012-2013, khoảng 60.000 cá thể voi và hơn 1.600 cá thể tê giác bị giết hại do các hoạt động săn bắn bất hợp pháp.
Theo số liệu thống kê mới nhất, đã có 44 tấn ngà voi bị tịch thu trong năm 2013 và được coi là số lượng lớn nhất tịch thu được trong 1/4 thế kỷ. Con số trên cũng đồng thời đưa ra một cảnh báo cực kỳ nguy cấp: trung bình một ngày có hơn 100 cá thể voi bị giết hại.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.