Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Thủy điện "ăn" VQG: Không “đẩy” trách nhiệm lên Thủ tướng
(09:01:11 AM 01/07/2011)
![]() |
- Ông Hà Công Tuấn: Việc Bộ NN - PTNT có văn bản 1741 trình Thủ tướng Chính phủ ngày 20-6-2011 về 2 dự án thủy điện này là thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng tại văn bản số 36 ngày 3-3-2011 của Văn phòng Chính phủ. Tại văn bản này nêu rõ kết luận của Thủ tướng là thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A có các chỉ số kinh tế, kỹ thuật tốt; có ý nghĩa về kinh tế và đặc biệt là phát triển nguồn điện của khu vực và quốc gia. Hai công trình đã được Bộ Công Thương đề xuất và được Thủ tướng đồng ý đưa vào mạng lưới quy hoạch các công trình thủy điện quốc gia. Tuy nhiên, Thủ tướng thấy rằng 2 công trình này có sử dụng trên 50 ha rừng đặc dụng nên cần cân nhắc kỹ. Do vậy, Thủ tướng giao Bộ NN - PTNT chủ trì phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) cùng UBND 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Đồng Nai kiểm tra thực địa, xem xét hồ sơ báo cáo Thủ tướng xem xét.
Sau đó, từ ngày 13 đến 17-4, Bộ NN - PTNT đã thành lập đoàn kiểm tra hiện trường gồm đại diện của Bộ NN - PTNT và 3 tỉnh. Bộ NN - PTNT cũng có 2 văn bản mời Bộ TN-MT tham gia nhưng bộ này không tham gia lần nào. Tôi khẳng định những ý kiến báo cáo Thủ tướng của Bộ NN - PTNT là trên cơ sở ý kiến, đề nghị của đoàn kiểm tra. Và tất cả thành viên trong đoàn kiểm tra đều đồng tình ký vào biên bản làm việc, kể cả giám đốc VQG là ông Trần Văn Thành.
Bộ NN - PNTT khẳng định là 2 công trình có ảnh hưởng đến bảo tồn và bảo tồn đa dạng sinh học nhưng không lớn vì vườn này có diện tích gần 72.000 ha, còn 2 thủy điện chỉ chiếm 137 ha. Mặt khác, sông Đồng Nai nằm ngoài ranh giới VQG và xây dựng thủy điện chỉ ngập vào ranh giới ngoài, không phải nằm giữa, nằm trong VQG. Các mục tiêu cơ bản của VQG không bị ảnh hưởng lớn. Hai lĩnh vực bảo tồn đáng lưu tâm tại đây là bảo tồn tê giác và Bàu Sấu cách rất xa thủy điện, tới 25-30 km. Song do chưa có đánh giá tác động môi trường nên chúng tôi chưa thể đánh giá được tác động gián tiếp.
Xin nói rõ, Bộ NN - PTNT đã kết luận như trên theo đúng chỉ đạo, chức năng và trình Thủ tướng xem xét quyết định chứ không phải “đẩy” trách nhiệm lên Thủ tướng.
* VQG Cát Tiên đã có văn bản không đồng tình về việc xây dựng 2 dự án thủy điện này nhưng Bộ NN - PTNT không nhắc đến phải chăng là ý kiến của VQG không xác đáng?
- Tôi chưa nắm rõ văn bản không đồng tình của VQG là văn bản nào. Nhưng năm 2009, khi còn làm cục trưởng Cục Kiểm lâm, tôi đã nhận được văn bản của các địa phương về 2 dự án thủy điện này và ngày 3-7-2009, tôi đã có văn bản yêu cầu giám đốc VQG, kiểm tra, xem xét để báo cáo. Ngày 13-7-2009, Giám đốc VQG, ông Trần Văn Thành, đã có văn bản báo cáo Cục Kiểm lâm nhưng tại văn bản này, ông Thành không nói là đồng ý hay không đồng ý. Ngoài văn bản này, VQG chưa có văn bản báo cáo nào khác.
* Quan điểm của ông về đánh giá tác động môi trường của Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, đánh giá này đã bị các nhà khoa học và lãnh đạo VQG phản đối.
- Đến lúc này, chúng tôi vẫn chưa nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường của 2 dự án thủy điện. Tuy nhiên, một báo cáo mà chỉ khen cả thì không nên quan tâm và đặt ra vấn đề là có đúng đắn hay không.
Bảo vệ rừng khó khăn hơn
“Bất cứ một công trình nào cũng có mặt tích cực và tiêu cực, vấn đề là cân nhắc giữa cái được và cái không được. Tuy nhiên, với trách nhiệm của người quản lý lâm nghiệp, ông Hà Công Tuấn cần làm hết trách nhiệm của mình và báo cáo một cách trung thực, đầy đủ với Thủ tướng. Từ đó, Thủ tướng sẽ cân nhắc giữa những cái được và mất”.- Thứ trưởng Bộ NN - PTNT Diệp Kỉnh Tần
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
-
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
-
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
-
Cứu cây xanh
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
-
Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
-
Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
-
Có rừng là có tín chỉ carbon?
-
Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)