Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Thành lập mạng lưới thẩm phán châu Á về môi trường
(10:27:43 AM 19/12/2013)Ảnh minh hoạ (nguồn: nhandan)
Hội nghị chuyên đề lần thứ hai giữa các thẩm phán châu Á về môi trường tổ chức tuần trước với sự tham dự của nhiều thẩm phán nổi tiếng và đại diện của các tòa án, các bộ quản lý môi trường, các văn phòng công tố, các luật gia từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) phối hợp Tòa án tối cao Philippines tổ chức Hội nghị chuyên đề trên với sự hỗ trợ của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), WWF, USAID và Freeland.
Chủ tịch ADB, Takehiko Nakao, phát biểu: “ADB tích cực hỗ trợ Mạng lưới do chúng tôi hiểu rõ vai trò quan trọng của các chánh án và thẩm phán trong việc tăng cường các nỗ lực thực thi bảo vệ môi trường. Vai trò này bao gồm việc xây dựng các chính sách môi trường, thành lập các tòa án về môi trường và đi kèm là sự tham gia của các luật gia, cộng đồng thực thi luật và các cơ quan truyền thông, hướng tới sự phát triển của hệ thống luật pháp với sự tham gia của các tòa án về môi trường”.
Nakao cũng cho biết ông nhận được sự ủng hộ của các cơ quan thực thi luật môi trường khắp châu Á: “Chánh án Indonesia cho biết đã ban hành Nghị định chứng nhận vai trò của các thẩm phán chuyên về môi trường và bảo đảm vai trò xét xử trong các vụ án về môi trường. Chánh án Pakistan và Malaysia cũng đã quyết định thành lập tòa án về môi trường và tổ chức tập huấn nâng cao năng lực”. Ông cũng bổ sung: “Chánh án Việt Nam và Sri Lanka cũng cam kết ưu tiên thực thi trong tầm nhìn khu vực và cam kết quốc gia trong năm 2014”.
Đáp ứng các yêu cầu của khu vực, ADB đã xây dựng một giao diện trực tuyến cho tất cả các thẩm phán châu Á nhằm trao đổi thông tin xét xử về môi trường. Trang mạng này bao gồm các luật môi trường trong khu vực và Nakao cho rằng nó sẽ giúp bảo đảm ý thức cộng đồng thông qua việc đối thoại thường xuyên. Ngoài ra, theo khẳng định của Nakao, ADB sẽ hỗ trợ các thẩm phán châu Á tham dự các sự kiện quan trọng về môi trường như Hội nghị Rio về biến đổi khí hậu, Hội nghị CITES và đa dạng sinh học.
Tội phạm các loài hoang dã thường buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp các loài hoang dã từ châu Phi và Đông - Nam Á tới các khu vực khác ở châu Á và gỗ các loại từ Đông - Nam Á tới các quốc gia EU và các khu vực khác ở châu Á. Hoạt động buôn bán bất hợp pháp các loài gỗ từ Đông - Nam Á tới các quốc gia EU và các khu vực khác ở châu Á hàng năm đạt mức 3,5 tỷ USD. Theo Cơ quan Liên Hợp quốc về Tội phạm và Ma túy, buôn bán ngà voi, sừng tê giác và các bộ phận của hổ ở châu Á năm 2010 đạt 75 triệu USD nhưng thiệt hại về môi trường mà toàn cầu phải hứng chịu còn cao gấp nhiều lần những con số trên.
Mạng lưới các thẩm phán ra đời thể hiện nỗ lực của Hội nghị chuyên đề của các thẩm phán tổ chức lần đầu vào năm 2010. Tại đây, 110 thẩm phán đã kêu gọi thành lập Mạng lưới thẩm phán châu Á về môi trường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.