Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Th.s Trần Đình Lý: “Không nản chí trên đường đi tìm thực phẩm sạch”
(12:45:55 PM 13/02/2012)>>PGS. TS Nguyễn Lê Ninh: Vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải được coi trọng
Th.S Trần Đình Lý trao học bổng cho các sinh viên
-PV: Hiện báo chí đang lên án về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), Xin Th.S cho biết nhận xét của ông về tình hình VSATTP hiện nay?
-Th.S Trần Đình Lý: Đây là vấn đề không phải chỉ hiện nay báo chí mới ầm ỉ mà là đã nói từ rất lâu rồi! Nhưng có lẽ báo chí cứ lên tiếng được một thời gian lại gần đây thôi mà vẫn chưa có giải pháp cho vấn đề này. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay ở một số khu vực, một bộ phận dân cư đang ở mức rất không an toàn, nếu không nói là báo động đỏ. Rất cần những sự chung tay của các bên liên quan, nếu nói một cách đầy đủ là cần sự xắn tay của toàn xã hội. Tôi thấy Dự án “Không chất độc hại trong thực phẩm” do Tin môi trường phát động rất mang ý nghĩa thực tiễn và đang duy trì được khá lâu. Hy vọng Tin Môi Trường sẽ không nản chí, tiếp tục đấu tranh với những khó khăn, thứ thách để đi đến thành công của dự án mang tính nhân văn vô cùng lớn này.
- Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến cho tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng trở nên trầm trọng?
-Chúng ta thấy ngày càng nhiều vụ ngộ độc do ăn, uống các thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc bị ô nhiễm hoá học (kim loại nặng, độc tố vi nấm...). , sinh vật truyền bệnh. Trong đó bao gồm các vi khuẩn khác nhau, vi rút và ký sinh trùng hoặc độc tố, dịch tiết của chúng là nguyên nhân phổ biến nhất.
Hầu hết các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn cho thực phẩm có thể tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau: trong không khí, nước, đất… Hơn thế nữa, thời tiết nắng nóng hay giao mùa là điều kiện làm cho vi khuẩn trong thức ăn phát triển nhanh hơn. Ngoài ra vào các dịp Tết và lễ hội thì nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm cao hơn gấp bội.
Vì vậy rất cần kinh doanh thực phẩm xanh - sạch từ phía cung và sự cảnh giác, cẩn trọng từ phía cầu. Bên cạnh đó, vai trò quản lý nhà nước vô cùng quan trọng trong việc chung tay làm giảm nguyên nguyên gây an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Với quan điểm của một nhà giáo, xin ông cho biết những hậu quả có thể xảy ra nếu sử dụng các loại thực phẩm nhiễm độc, thực phẩm không an toàn?
-Hậu quả nặng nề này có thể đến với bất kỳ ai nếu thiếu phòng và không chữa kịp thời. Có một số người tiêu dùng dẫu biết rằng thực phẩm đó chưa an toàn nhưng vì “tiếc của”, tiếc tiền nên vẫn cứ vô tư sử dụng để lại hậu quả khôn lường. Thậm chí, có thể mang bệnh suốt đời, tốn kém nhiều hơn hàng trăm lần hoặc thậm chí không còn cơ hội để…sửa sai nữa.
- Theo ông để giảm thiểu và đẩy lùi những nguy cơ do thực phẩm mất an toàn gây ra, người dân và chính quyền cần có những biện pháp nào?
-Người tiêu dùng phải lựa chọn cẩn thận thực phẩm từ khâu chế biến đến việc ăn uống phải đảm bảo phương châm "Ăn chín, uống sôi" để hạn chế tối đa nhất thực phẩm độc hại.
Khi mua thực phẩm cần chọn các thực phẩm tươi sống, tránh dùng thực phẩm kém chất lượng (ôi, thiu, ươn...), hết hạn sử dụng... Người dân nên chọn mua thực phẩm tươi sống (rau quả, thịt, cá...) và các loại thực phẩm chế biến sẵn ở các cửa hàng có uy tín, có thương hiệu và phải biết nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm.
Chính quyền cần mạnh tay, quyết liệt và duy trì thường xuyên việc quản lý, thanh kiểm tra đúng nghĩa. Đẩy mạnh các khâu tuyên truyền, vận động nhà sản xuất và người tiêu dùng hãy vì quyền lợi và trách nhiệm của nhau để đồng hành cùng thực phẩm sạch.
Th.S Trần Đình Lý (thứ 2 từ phải qua) tại lễ phát động Dự án “Không chất độc hại trong thực phẩm” do Tin Môi Trường thực hiện tại Trường ĐHNL TPHCM
- Dự án “Không chất độc hại trong thực phẩm” do Tin Môi Trường thực hiện nhằm mục đích kêu gọi cộng đồng tẩy chay với các chất độc hại trong thực phẩm, theo ông cần phải làm thêm những gì?
-Dự án này theo tôi là rất cần thiết và kịp thời. Vì nếu không có dự án này ra đời thì mọi việc đã …quá chậm trễ. Không có sự bắt đầu nào là chậm cả! Theo tôi, để dự án này đi vào thực tiễn sâu rộng cần có những phương cách phù hợp và đúng hướng như đã triển khai.
Chính quyền nhà nước các cấp,các ban ngành có trách nhiệm hãy hỗ trợ tối đa nguồn lực để mọi người cùng biết, cùng làm và cùng hưởng lợi, cái lợi an toàn là số một.
Tôi chứng kiến cảnh lãnh đạo và chuyên viên của dự án (thuộc tinmoitruong.vn) và Thầy Trò Trường Đại học Nông Lâm TPHCM trong ngày phát động chương trình đã cùng bắt nhịp hô vang “Nói không với chất độc hại trong thực phẩm” với quyết tâm rất cao. Hãy nuôi dưỡng tinh thần đó và truyền ngọn lửa đầy tâm huyết đến với mọi người mọi nhà.
Tôi tin là nhà nước sẽ hỗ trợ, các nhà sản xuất và người tiêu dùng đều sẽ ý thức được vai trò quan trọng của thực phẩm sạch, hậu quả khôn lường của chất độc hại trong thực phẩm. Đặc biệt người sản xuất thực phẩm chắc chắn sẽ thấy được nguồn lợi vô cùng lớn và bền vững từ việc chính họ “Nói không với việc bỏ chất độc hại trong thực phẩm”.
Một điều nữa, trong quá trình triển khai thực hiện dự án chắc chắn sẽ gặp nhiều trở ngại ngoài ý muốn, hy vọng những con người vốn rất tâm huyết với vấn đề này sẽ luôn “Nói không với sự nản chí trên đường đi tìm thực phẩm sạch”.
-Trân trọng cảm ơn Th. S về cuộc trao đổi !
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.