Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Thứ bảy, 18/01/2025, 19:45:09 PM (GMT+7)
Tầm nhìn từ chuyện… rác
(17:18:23 PM 27/08/2018)(Tin Môi Trường) - Cuối cùng UBND tỉnh Quảng Ngãi phải chấp nhận yêu cầu của người dân xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ đóng cửa, di dời nhà máy xử lý rác sang nơi khác, sau nhiều ngày họ kiên quyết chặn xe rác vào nhà máy do ô nhiễm.
>> Bộ Công an yêu cầu Quảng Ngãi cung cấp hồ sơ dự án cây xanh >> Rác thải bủa vây đầm nước mặn Sa Huỳnh - Quảng Ngãi >> Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2050 >> Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi xin lỗi người dân đang tụ tập trước cổng Nhà máy thép Hòa Phát >> Phát triển ngành Đo đạc và bản đồ với tầm nhìn dài hạn
Lẽ ra vụ việc này đã sớm được giải quyết ổn thỏa nếu lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi nhìn nhận đúng bản chất của vấn đề. Cả một thời gian dài, người dân khu vực này phải sống trong ô nhiễm, hôi thối từ bãi rác thải này gây ra. Họ nhiều lần kiến nghị nhưng các cơ quan hữu trách không nghe, thậm chí còn cho rằng họ bị giật dây, gây rối. Mọi chuyện trở nên phức tạp, trong khi chỉ cần cán bộ lãnh đạo xuống ăn một bữa cơm trong nhà người dân cạnh bãi rác thì sẽ hiểu nguyên do.
Cách đây chưa lâu, vào tháng 7-2018, cũng tại tỉnh Quảng Ngãi, người dân xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa cũng đã chặn xe vào Nhà máy Xử lý rác thải Nghĩa Kỳ cũng vì ô nhiễm trầm trọng. "Kinh nghiệm" từ vụ việc này đáng tiếc không được lãnh đạo địa phương nhận ra.
Không chỉ Quảng Ngãi, bức xúc của người dân sống quanh các nhà máy xử lý rác diễn ở nhiều nơi mà nguyên nhân chính cũng chỉ là đời sống của họ bị ảnh hưởng nặng nề bởi ô nhiễm. Tháng 9-2017, nhiều người dân chặn xe rác vào nhà máy rác ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Tháng 7-2018, vì chậm giải quyết hậu quả cộng thêm thời tiết nắng nóng, người dân quanh bãi rác Nam Sơn huyện Sóc Sơn, Hà Nội chặn xe đòi gặp lãnh đạo Hà Nội. Không chịu đựng được mùi hôi thối và ruồi nhặng tấn công, tháng 3-2018, hàng chục người dân sống gần bãi rác Phượng Thành ở huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã kéo nhau chặn xe chở rác vào bãi thải…
Với những gì đang diễn ra, chúng ta đã phần nào hình dung được sự bất cập của tình hình xử lý rác thải ở hàng loạt địa phương. Xử lý rác thải chưa bao giờ là chuyện… "rác" trong quá trình phát triển xã hội. Những đô thị lớn, ngay từ thời sơ khai luôn đặt chuyện xử lý rác thải vào một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu. Nó sẽ tác động cực lớn tới dân sinh, kế đó là dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước ngầm… Thậm chí, xử lý không tốt sẽ tác động nguy hiểm đến quá trình phát triển dân cư, quy hoạch kinh tế - xã hội của thành thị.
Thế nhưng hiện nay, nhiều địa phương có vẻ thiếu quan tâm đúng mực đến vấn đề này, khi có xung khắc xảy ra giải quyết cũng không ổn thỏa. Đa phần các nhà máy xử lý rác thải đều được xây dựng sau khi các khu dân cư hình thành. Thậm chí tại các địa phương, khi quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội hầu như vắng bóng các khu xử lý rác thải, trong khi lẽ ra vấn đề rác thải phải được ưu tiên làm trước.
"Công nghệ" chính của phần lớn nhà máy xử lý rác thải hiện nay là chôn lấp. Đây là cách làm của hàng ngàn năm trước, khi dân cư thưa thớt và chỉ vài năm là rừng sẽ lấn đất hoang. Như thế cũng hiểu cách làm này lạc hậu đến cỡ nào và cũng quá thiển cận khi phát triển đô thị hiện đại. Không còn cách nào khác, phải thay đổi thói quen phân loại và sử dụng công nghệ xử lý rác hiện đại dù phải tốn kém. Sự thay đổi này cần bắt đầu từ tư duy về rác của chính lãnh đạo các địa phương.
Giang Đông (báo NLĐ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.