»

Thứ năm, 21/11/2024, 23:39:30 PM (GMT+7)

Tại sao chưa thể rút được tên gọi Sơn Tinh ra khỏi danh sách tên bão?

(15:24:08 PM 19/07/2018)
(Tin Môi Trường) - Bão Sơn Tinh - tên một vị phúc thần được Bộ TN-MT chọn trong danh sách tên bão, từng gây ra dư luận trái chiều từ năm 2012, vẫn tiếp tục được đặt tên cho cơn bão số 3 năm nay.

Tại[-]sao[-]chưa[-]thể[-]rút[-]được[-]tên[-]gọi[-]Sơn[-]Tinh[-]ra[-]khỏi[-]danh[-]sách[-]tên[-]bão?

Theo ông Lê Thanh Hải, tên bão Sơn Tinh mang hàm ý một vị thần núi liên quan đến phòng chống bão lụt - ẢNH PHAN HẬU
 
Trao đổi chiều qua, 18.7, ông Lê Thanh Hải, Phó tổng cục trưởng Tổng Cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT), cho biết bão số 3 có tên gọi quốc tế là Son-tinh (Sơn Tinh) cũng là tên gọi của cơn bão số 8 trong năm 2012.
 
Theo ông Lê Thanh Hải, trong 7 vùng bão trên thế giới thì tây bắc Thái Bình Dương là ổ bão lớn nhất. Khu vực này có 14 nước tham gia Ủy ban bão. Mỗi nước tham gia Uỷ ban này sẽ đóng góp danh sách các tên bão để Tổ chức Khí tượng thế giới chọn lọc một danh sách riêng.
 
Danh sách tên bão do Việt Nam đề xuất được thực hiện từ năm 1990, khi đó còn có Tổng Cục Khí tượng thủy văn cũ, chứ không phải cơ quan Bộ TN-MT hiện giờ.
 
Trực tiếp tham gia đóng góp tên bão, ông Hải cho biết, phía Việt Nam có đề cử 20 - 25 tên khác nhau, những cái tên đều có ý kiến đánh giá của Viện Ngôn ngữ học. Mỗi tên bão đều được gửi cho các nước thành viên đọc rõ cách phát âm và dịch nghĩa tên đó theo ngôn ngữ của họ. Sau khi thông qua, Ủy ban bão khu vực chỉ chọn được 10 tên bão gồm: Conson, Saola, Songda, Sontinh, Lekima, Sonca, Bavi, Tramy, Halong, Vamco.
 
Cũng theo ông Lê Thanh Hải, trong danh sách tên đề xuất, Việt Nam có đưa ra cặp tên: Sơn Tinh - Thủy Tinh, nhưng khi tên Thủy Tinh xướng lên thì không được chấp nhận, do phần phát âm không phù hợp với ngôn ngữ, yếu tố văn hoá của một số quốc gia thành viên. Tên gọi Sơn Tinh với ý nghĩa được thuyết minh là tên một vị thần núi trong thần thoại Việt Nam liên quan đến phòng chống bão lụt thì được giữ lại. Trong danh sách tên bão của 13 thành viên còn lại, các nước cũng đề xuất tên của rất nhiều vị thần như thần gió, thần sấm, thần núi, thậm chí là cả tên Tonngokhong (Tôn Ngộ Không - PV) cũng được chọn nằm trong danh sách đặt tên bão.
 
Cũng theo ông Lê Thanh Hải, trên thực tế, danh sách tên bão cũng có trường hợp cơn bão đó gây thiệt hại khốc liệt như bão Saomai cũng được nhiều nước đề xuất phải lãng quên nó đi, thì đã được Ủy ban bão loại khỏi danh sách.
 
Còn đối với tên bão Sơn Tinh lần đầu tiên xuất hiện trong mùa bão 2012, khi đó dư luận có ý kiến đây là tên vị phúc thần, đặt tên bão là không phù hợp. Khi đó, Việt Nam cũng có đề xuất sẽ rút tên này, nhưng từ đó đến nay, Ủy ban bão khu vực chưa đưa ra việc xem xét chọn lại danh sách tên bão mới, nên chưa thể rút ngay được.
 
Trước đó, cơn bão Sơn Tinh, tức bão số 8, năm 2012 đổ bộ vào các tỉnh miền Trung vào cuối tháng 10 dọc theo các tỉnh từ Ninh Bình đến Hải Phòng với gió mạnh cấp 11. Cơn bão này đã làm chết 3 người và khiến hàng nghìn người phải sơ tán, tránh bão. Trước khi đổ bộ vào Việt Nam, bão Sơn Tinh quét qua Philippines đã làm 23 người chết và khiến 15.000 người phải sơ tán tránh bão.
Phan Hậu (báo Thanh niên)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tại sao chưa thể rút được tên gọi Sơn Tinh ra khỏi danh sách tên bão?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI