Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Sự thật về vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Hải Phòng
(15:08:19 PM 09/01/2012)Người ngăn bão cho làng
“Cậu ấy đã có công với bà con xóm làng chúng tôi, nếu không có cậu ấy làm bờ kè tạo tấm lá chắn thì không biết bao giờ người dân Vinh Quang mới hết cảnh vỡ đê, chạy bão” - ông Danh bồi hồi.
Chàng kỹ sư nông nghiệp Đoàn Văn Vươn trình bày với cha về ý tưởng “lấn biển” của mình. Ai ngờ, thấy con quyết tâm “đánh bạc với giời”, ông Đoàn Văn Thiểu lại gật cái rụp. Ông bán đàn vịt hàng ngàn con cùng 20 tấn thóc đưa hết cho con đi vỡ đất. Anh Vươn huy động tất cả bảy anh chị em cùng bà con, làng xóm cùng anh tiến ra vùng biển hoang.
Thế mà bỗng dưng anh Vươn nhận được quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng. Không bồi thường, không giao lại. Không chỉ anh Vươn mà nhiều hộ khác, trong đó có ông Vũ Văn Luân (ngụ xã Hùng Thắng) cũng cùng chung cảnh ngộ.
Giải thích không thuyết phục
Theo ông Lương Văn Trong, Phó Chủ tịch Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, ngày 8-1, liên chi hội này đã ra văn bản gửi cơ quan chức năng khẳng định việc thu hồi đất đối với hai hội viên là anh Vươn, ông Luân là trái pháp luật.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, một cán bộ Thành ủy Hải Phòng cho biết ngay sau ngày xảy ra vụ việc, lãnh đạo TP đã họp để giải quyết vụ việc. Theo đó, TP đã thống nhất sẽ kiểm tra, xem xét lại toàn bộ quy trình giao đất, thu hồi đất đầm của UBND huyện Tiên Lãng một cách khách quan. “Nếu phát hiện sai phạm chỗ nào, TP sẽ xử lý” - vị cán bộ này nói. |
Phải để huyện sửa, hủy quyết định Tòa phải giải thích hậu quả của việc rút đơn. Pháp luật về tố tụng hành chính không cho phép tòa án công nhận sự thỏa thuận của các đương sự giống như trong tố tụng dân sự. Do vậy nếu đại diện UBND huyện đồng ý “nếu các hộ rút đơn thì được tiếp tục thuê đất” thì tòa án cần tạo điều kiện về mặt thời gian để UBND huyện hủy bỏ hoặc thay đổi quyết định thu hồi đất bị khởi kiện, đồng thời UBND huyện trao quyết định hủy bỏ hoặc thay đổi đó cho người khởi kiện. Sau đó, tòa án mới hướng dẫn cho người khởi kiện rút đơn khởi kiện hoặc rút đơn kháng cáo. Trên cơ sở đó thì việc ban hành các quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm hoặc đình chỉ giải quyết vụ án của tòa án cấp phúc thẩm mới chặt chẽ, đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện. Mặt khác, đối với quyết định thu hồi đất, Luật Đất đai quy định rõ: “Trường hợp người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu hồi đất thì UBND có thẩm quyền thu hồi đất ra quyết định cưỡng chế. Người bị cưỡng chế thu hồi đất phải chấp hành quyết định cưỡng chế và có quyền khiếu nại”. Vì thế, nếu do nhận thức về pháp luật còn hạn chế nên người khởi kiện đồng ý rút đơn kháng cáo, đơn khởi kiện khi trong tay họ chỉ có một biên bản ghi nhận ý kiến của UBND huyện, còn quyết định thu hồi đất của họ vẫn đang tồn tại trên thực tế thì hơn ai hết, chính thẩm phán giải quyết vụ án đó phải phân tích cho họ nắm được hậu quả pháp lý của việc rút đơn để họ cân nhắc, quyết định. Chỉ khi làm được điều đó thì việc giải quyết mới triệt để, đúng pháp luật và công minh. Ông PHẠM CÔNG HÙNG, Thẩm phán TAND Tối cao |
Quyết định thu hồi khiến dân không phục
Tôi thấy huyện ra quyết định thu hồi đất không thỏa đáng. Cả cuộc đời cậu ấy cùng mấy anh chị em bỏ ra bám biển sao không giao tiếp cho cậu ấy để người ta làm ăn trả nợ trả nần. Tòa đã hòa giải rồi, hứa hẹn cho thuê tiếp rồi mà lại ra quyết định cưỡng chế thu hồi là không cần thiết. Cần giải quyết bằng đối thoại chứ sao lại đối đầu như thế. Bây giờ cho máy móc phá tan nhà hai tầng của anh em cậu ấy khiến cho dân thắc mắc, xì xào khắp nơi. (Ông Phạm Văn Danh, 82 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang) |
Ý kiến bạn đọc về: Sự thật về vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Hải Phòng
-
Đỗ Anh Tuấn (20:40:25 PM 09/01/2012)Tiêu đề
Tính đúng hoặc sai của câu chuyện thì có cơ quan hữu quan nhận định, nhưng có lẽ đây là điều đáng tiếc đầu năm đáng để chúng ta phải suy ngẫm.
-
Quốc Dũng (20:41:25 PM 09/01/2012)Đáng thương hơn đáng trách
Lúc đầu khi nghe sự việc chống người thi hành công vụ thì tôi nghĩ những người như thế đáng bị lên án. Tuy nhiên, qua nội dung bài báo này tôi lại có suy nghĩa khác, tôi thật sự đồng cảm và chi sẻ với anh Vươn, bao nhiêu công sức bỏ ra khai khẩn, kết quả mồ hôi nước mắt mới có được bãi bồi, tạo công ăn việc làm, nguồn thu nhập thì tự nhiên chính quyền lại thu hồi mà không tính đến chuyện đề bù, không tính đến công lao của người khai khẩn bãi bồi thì thử hỏi ai mà không uất hận. Nếu 20 năm trước anh Vươn không khai khẩn làm gì có chuyện để hôm nay huyện có đất để thu hồi. Nếu chính quyền địa phương không vì tư lợi hay cách làm thấu tình đạt lý tôi nghĩ sẽ không chuyện như thế xảy ra...
-
Thanh Bình (20:42:34 PM 09/01/2012)Cần xem xét
Không đồng ý với cách chống người thi hành công vụ, nhưng chúng ta cũng xet về khía cạnh khác. Rất nhiều vùng nông thôn nông dân ta bị thu hồi như vậy, họ một nắng hai sương bỏ mồ hôi nước mắt và thậm chí cả máu để khai hoang, mất 5-10 năm, thậm chí 15 năm khi cây trái cho quả ngọt thì bị thu hồi. Ở đây không hẳn là có công trình trọng điểm quốc gia mà có thể chỉ là những người có quan hệ với chính quyền thấy mảnh đất màu mỡ mà muốn chiếm đoạt bằng cách mượn danh chính quyền? Chúng ta cần xem xét những vụ án như vậy để tránh tạo ra sự đối đầu...
-
hương (20:44:44 PM 09/01/2012)Đề nghị
Tôi đã đến vùng đất này vào những năm 1990, đây là vùng đất cửa sông Văn Úc, nước triều xuống nổi lên vùng bãi bồi, triều lên nước biển vào đến tận chân đê biển và rất ít cây cối. Khi đọc các bài viết về việc chống người thi hành công vụ khi cưỡng chế thu hồi đất ở Vinh Quang - Tiên Lãng, tôi nghĩ ngay rằng ở đây có vấn đề người dân mới chống đối quyết liệt người thi hành công vụ như vậy. Chống đối là sai và sẽ chịu sự xử lý của pháp luật. Nhưng cũng phải xem lại quy trình giao đất hoang hoá này và mục tiêu thu hồi làm gì? Vì cưỡng chế thu hồi đất xưa nay thường nổi lên nhiều khiếu kiện, nhưng đó là thu hồi đất nông nghiệp hay đất ở để phát triển hạ tầng, công nghiệp... cho mục đích kinh tế chung của đất nước. Còn ở đây thu hồi đất khai phá đất bồi đất bãi ven sông, ven biển hoang hoá nhiều năm người dân đã bỏ không biết bao công sức trồng rừng chắn sóng, quai đê bao, công sức đổ xuống sông biển khó mà kể hết. Đến hôm nay bờ bao đã vững, cây đã thành rừng,và chắc cũng bắt đầu có thu nhập, lại bị thu hồi không có đền bù, rồi lại cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản. Vì sao những người đã khai phá không được thuê? ai sẽ được thuê? Trong phi vụ này các quan tham ở địa phương sẽ được gì? Tôi đề nghị báo chí thông tin những ý kiến của độc giả cho tôi rõ với.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.