Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Thứ tư, 30/10/2024, 20:21:05 PM (GMT+7)
Sự cố đập thủy điện sông Tranh 2: Phải quy rõ trách nhiệm
(07:53:23 AM 26/03/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Việc sửa chữa đập thủy điện Sông Tranh 2 phải do chủ đầu tư thực hiện. Sau khi xác định rõ những khiếm khuyết của chủ đầu tư, thiết kế, thi công và giám sát, phải quy rõ trách nhiệm của từng cá nhân
>> Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN >> Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga >> Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh >> Vinamilk được vinh danh tại Giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm Châu Á >> Cấp phép môi trường cho nhà máy sản xuất thuốc nổ ở Quảng Ninh
Công nhân đang xử lý hiện tượng rò rỉ nước ở thân đập chính thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Thu Minh
Đập thủy điện Sông Tranh 2 rỉ nước không phải là vụ đầu tiên liên quan đến vấn đề an toàn của các đập ở nước ta. Thực tế, trong lĩnh vực xây dựng thủy điện tại Việt Nam còn rất nhiều bất cập ở gần như mọi khâu.
Chi phí khắc phục không thể lấy từ ngân sách
Hệ thống điện của Việt Nam phần lớn dựa vào nguồn phát của thủy điện (chiếm đến 40% cơ cấu nguồn điện của hệ thống). Tuy nhiên, nguồn nước để phát điện tùy thuộc vào thời tiết, “ông trời” và quy trình vận hành của con người.
Theo cơ chế thị trường nên nhiều chủ đầu tư bỏ vốn vào thủy điện đều muốn có lợi nhuận cao nhất, do đó tìm cách tiết kiệm tất cả các khâu từ khảo sát, thiết kế đến thi công, kể cả thẩm tra, thẩm định. Thông thường, khi nhận một công trình, những đơn vị thiết kế đều lập dự toán theo quy chuẩn của Nhà nước nhưng chủ đầu tư chỉ chi 60%-70% giá theo dự toán. Muốn được việc, người thiết kế đành phải cắn răng nhận. Ngay việc khảo sát cũng không được nhận đủ theo dự toán. Ví dụ như đo đạc địa hình, các thủy điện đều xây dựng ở nơi heo hút, rừng nhiều, đo đạc đâu có dễ, do ít tiền nên chỉ vẽ sơ bộ, còn căn cứ vào bản đồ tỉ lệ thô mà vẽ lại. Về địa chất, đáng khoan 10 mũi thì chỉ khoan 5 mũi mà có khi khoan chưa đến đá gốc, lấy vài mẫu để báo cáo, còn lại dùng phương pháp siêu âm ngoại suy… Như thế thì thiết kế sao có thể chuẩn được?
Thực tình, so với các nhà máy sản xuất điện khác hiện có, nếu con người đừng quá tham lam thì thủy điện có lẽ ưu việt hơn cả vì vừa có tác dụng phát điện vừa có tác dụng điều tiết nước. Chữ “nếu” này khó mà thành hiện thực ở các nước nghèo, chưa quản lý tốt các khoản chi trong xây dựng. Từ xây dựng quy hoạch (kể cả thẩm định), thiết kế (có thẩm định), thi công (bao gồm cả giám sát) và vận hành đều quay cuồng trong vòng xoáy phần trăm lại quả, vậy thì thủy điện luôn tiềm ẩn nguy cơ trở thành quả bom nổ chậm treo trên đầu người dân.
Để xảy ra sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2, về nguyên tắc thì lỗi ai, đến đâu thì người (hoặc) tổ chức gây ra lỗi phải chịu trách nhiệm. Mặt khác, lỗi của từng thành phần nếu của tập thể (tổ chức thiết kế, giám sát, chủ đầu tư) thì về kinh tế phải do doanh nghiệp và cá nhân làm sai chịu trách nhiệm. Kết luận chính thức phải do các cơ quan chức năng điều tra, đánh giá cụ thể. Trong trường hợp có dấu hiệu hình sự, có lỗi vô trách nhiệm hoặc cố ý làm trái, cũng có thể cả tội rút ruột công trình (nếu phát hiện) thì sẽ phải quy cho cá nhân chịu trách nhiệm hình sự.
Việc khắc phục sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2 phải do chủ đầu tư thực hiện. Sau khi xác định rõ những khiếm khuyết của chủ đầu tư, thiết kế, thi công, giám sát, quy rõ trách nhiệm và phải sửa chữa triệt để, không thể sửa kiểu vá víu hay trách nhiệm “làm chủ tập thể” để rồi cuối cùng lại “bổ” hết vào ngân sách Nhà nước!
Mổ xẻ sự cố
Trở lại với các vấn đề về kỹ thuật ở đập thủy điện Sông Tranh 2, hiện tượng nước chảy thành dòng, thành vòi qua đập thủy điện Sông Tranh 2 chưa hề có ở các đập bê tông đã xây dựng tại Việt Nam. Chúng ta đều biết vật liệu bê tông không thể chống thấm tuyệt đối nên trong các đập bê tông trọng lực bao giờ cũng bố trí các hành lang thu nước thấm rồi cho chảy ra hạ lưu đập. Tùy theo quy mô của đập mà các nhà tư vấn thiết kế có thể bố trí một hoặc nhiều tầng hành lang. Trong hành lang đặt các thiết bị đo các yếu tố kỹ thuật như thấm, chuyển vị, nhiệt độ... Riêng về thấm, các nhà tư vấn tính toán lưu lượng thấm cho phép qua toàn bộ thân đập theo các tiêu chuẩn hiện hành nhưng tuyệt nhiên không cho thấm trên mặt đập, càng không cho phép nước chảy thành dòng.
Về khe nhiệt và khe co dãn, tùy theo quy mô, kích thước và tính chất của nền đập mà tư vấn bố trí các khe nối giữa các đoạn đập để đề phòng việc chuyển vị không đều giữa các đoạn đập do các nguyên nhân chênh lệch về lún, nhiệt độ và động đất. Tại các khe nhiệt và khe co dãn phải bố trí ít nhất một hàng vật chắn nước (với đập cao như Sông Tranh 2 thông thường bố trí hai hàng vật chắn nước) từ đỉnh đến chân đập bằng đồng hoặc bằng nhựa PVC có tuổi thọ hàng trăm năm, phải tuyệt đối bảo đảm chất lượng, không cho nước thấm qua các vật chắn.
Việc Ban Quản lý dự án thủy điện 3 khẳng định dòng thấm chảy ra phía hạ lưu đã được nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm chất lượng công trình là không đúng về bản chất. Ở đây có thể có sự nhầm lẫn giữa lưu lượng thấm cho phép trên toàn bộ thân đập và lưu lượng nước chảy qua đập thành dòng, thành vòi tại một số điểm của khe nhiệt và khe co dãn, khe lún. Qua các kênh thông tin, có thể xét đoán được là các khớp nối ở khe nhiệt hoặc khe co dãn, khe lún bị hỏng.
Cách xử lý hiện nay sẽ không đem lại kết quả vì không thể bịt được dòng chảy có áp lực bằng các công nghệ đơn giản và thô sơ như vậy. Cho đến nay, cũng chưa có phụ gia nào có khả năng làm đông cứng nhanh khi nhét vào khe nứt để ngăn dòng chảy có áp lực lớn.
Về biện pháp xử lý thì chắc chắn EVN sẽ làm nhưng theo chúng tôi, việc này không thể xem thường vì dòng chảy qua khe nứt của đập với áp lực cột nước lớn sẽ xói mòn các vật liệu xung quanh và mở rộng các vết nứt một cách nhanh chóng. Khi đó, việc cứu chữa sẽ vô cùng khó khăn, nguy cơ vỡ đập sẽ cao khi có những tác động mạnh do sóng bão hoặc động đất.
Nếu một con đường làm ẩu thì chỉ làm hại những ai đi trên con đường ấy, nếu một nhà máy nhiệt điện làm ẩu thì chỉ ảnh hưởng đến công nhân hoặc dân cư xung quanh, còn nếu đập thủy điện không an toàn thì đe dọa hàng vạn người. |
Tô Văn Trường - Hoàng Xuân Hồng/ NLĐ
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
- TS NGUYỄN NGỌC SINH, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam: “Hướng tới cộng đồng, chung sức cùng cộng đồng”
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.