»

Thứ bảy, 02/11/2024, 14:30:06 PM (GMT+7)

Số phận nào cho hang Sơn Đoòng?

(21:31:35 PM 18/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Với dự án xây dựng cáp treo trong hang Sơn Đoòng, câu hỏi đặt ra là: việc phát triển hạ tầng du lịch có thật sự tỉ lệ thuận với lợi nhuận thu được từ du lịch?

[-]Số[-]phận[-]nào[-]cho[-]hang[-]Sơn[-]Đoòng?
Một khối thạch nhũ bên trong  hang Sơn Đoòng - Ảnh: Ryan Deboodt



Một di sản, hai số phận

Năm 2007, UNESCO dọa sẽ tước danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới của thác Victoria. Lý do: Chính phủ Zimbabwe xây quá nhiều hạ tầng phục vụ cho du lịch.

Thác Victoria là một câu chuyện đầy mâu thuẫn về phát triển du lịch. Di sản thiên nhiên thế giới này nằm giữa biên giới của Zambia và Zimbabwe. Bên phía Zambia, thác được gọi là Mosi-oa-Tunya (Làn khói sấm).

Bên phía Zimbabwe, tên của nó là Victoria. Cả hai quốc gia đều công bố độc lập trong khoảng thập niên 1960, và cho đến thập niên 1980 thì Zimbabwe bắt đầu có ổn định chính trị, còn Zambia thì vẫn đang trải qua những cuộc nội chiến liên miên và đảo chính quân sự. Cho đến giữa thập niên 1990, Zambia vẫn là nước có tỉ lệ nợ nước ngoài trên GDP cao nhất thế giới.

Kết quả là hạ tầng du lịch bên phía Zimbabwe bùng nổ, còn phía Zambia thì hoang sơ. Từ thập niên 1990, các resort, nhà hàng, khách sạn và đường cao tốc đâm thẳng vào khu bảo tồn đã bắt đầu mọc lên như nấm bên phía Zimbabwe. Và đó cũng là lúc các nhà nghiên cứu bắt đầu lo ngại: cây cối bị đốn hạ không thương tiếc để xây dựng những hạ tầng này.

Liên tục trong những năm sau đó là các báo cáo của nhiều tổ chức quốc tế khẳng định rằng Zimbabwe đang hủy hoại di sản thiên nhiên thế giới bằng việc xây dựng hạ tầng tràn lan của mình. Đến năm 2007 thì UNESCO khẳng định Zimbabwe đã đi đến giới hạn cuối cùng.

Khách du lịch bên phía Zimbabwe vẫn đông hơn, như một tất yếu bởi hạ tầng phát triển. Nhưng trong vòng hơn một thập kỷ qua đang diễn ra một thực tế kỳ lạ: lượng khách đến Zimbabwe đang “chập chờn”, trong khi phía bên kia biên giới chứng kiến một tốc độ tăng trưởng khủng khiếp.

Số lượng khách đến Zambia đã tăng với tỉ lệ 200% kể từ năm 2000-2012, còn con số này bên phía Zimbabwe là giảm 20%. Năm 2006, một năm trước khi UNESCO đưa ra cảnh cáo, tỉ lệ phòng trống trong mùa du lịch của Zambia là gần 0%, cho dù giá phòng cao nhất lên đến mức hơn 600 USD/đêm. Bên kia biên giới, tỉ lệ phòng trống là 70%.

Zambia được hưởng lợi, theo một khía cạnh nào đó, từ những hành động của Zimbabwe. Khi họ bắt đầu có điều kiện để phát triển du lịch ở  Mosi-oa-Tunya thì cũng là lúc Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác bắt đầu quan tâm và gây sức ép bắt nước này cam kết phát triển một hệ thống hạ tầng thân thiện hơn với thiên nhiên.

Thác Victoria là bản “Hai số phận di sản” nổi tiếng nhất vì sự đối nghịch - khi nước nghèo hơn lại “chiến thắng” trong du lịch nhờ vào việc bảo tồn. Nó là một kịch bản trớ trêu của lịch sử. Nhưng đôi khi một di sản thiên nhiên mang hai số phận chỉ đơn giản bởi hai quốc gia đồng sở hữu khác nhau về ý thức.

Cơ hội không phải ai cũng thấy

Như đã nêu ra trong trường hợp của Zimbabwe thì việc phát triển du lịch quá “nóng” có thể phản tác dụng và trở thành lý do để khách du lịch quay lưng, khi mà thiên nhiên bỗng được “tô son trát phấn” bằng bêtông và mùi dầu diesel chạy phương tiện.

“Đó là những cơ hội không phải ai cũng nhìn thấy” - Frits van Paasschen, tổng giám đốc của tập đoàn khách sạn khổng lồ Starwood (chủ sở hữu thương hiệu Sheraton), tuyên bố khi được hỏi về “du lịch xanh” - tức là những hình thức du lịch thân thiện với thiên nhiên.

Ông  Frits van Paasschen nhìn thấy ở “du lịch xanh” ba cơ hội lớn: đầu tiên là tăng sự hấp dẫn với khách hàng; thứ hai là việc giảm chi phí cho công ty lữ hành và khách sạn; và cuối cùng là tạo ra cảm hứng trong chính nội bộ công ty, khi các nhân viên của ông cùng hướng tới những giá trị “xanh” và đầu tư năng lượng vào đó.

Lượng du khách muốn được tham gia các “hoạt động bằng sức người” đang cao hơn bao giờ hết trong lịch sử, theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc năm 2012.

75% các nhà tổ chức hội thảo quốc tế đều hỏi về các yếu tố “xanh” khi tìm địa điểm tổ chức, theo Tập đoàn khách sạn JW Marriott. 65% các công ty du lịch có doanh số từ 10 triệu USD/năm trở lên đều đang khuyến khích du lịch “xanh”...

Hầu hết các nhà nghiên cứu tiếp tục khẳng định xu hướng này sẽ còn tăng trong các thập kỷ tiếp theo.

Việc khách hàng thích cảm giác trải nghiệm thiên nhiên bằng sức mình hơn là sự thoải mái trên những chiếc xe buýt chạy dầu có lẽ là điều mà nhiều người nhìn thấy.

Và như lời ông Van Paasschen, điều này hàm chứa một mâu thuẫn chi phí: thay vì đầu tư hàng triệu USD để xây dựng các hạ tầng như cáp treo hoặc đường bộ, một cách khai thác di sản “nguyên bản” sẽ tiết kiệm chi phí cho nhà tổ chức nhưng lại tối ưu hóa sự hấp dẫn với khách hàng và có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

Sơn Đoòng đang trở thành một hiện tượng truyền thông của ngành du lịch thế giới. Các bài báo viết về “hang lớn nhất thế giới” đang ngày một nhiều lên cùng với những lời xuýt xoa và lời hứa “tôi phải đến Việt Nam” viết bằng tiếng Anh ở khắp nơi trên mạng xã hội.

Cuối tháng 9, ngay cả hang Én, một địa điểm đang “thơm lây” nhờ gần Sơn Đoòng, cũng đã được tờ The New York Times tán dương bằng một bài viết dài - vẫn kèm những lời xuýt xoa của độc giả.

Và bây giờ chính là lúc việc can thiệp vào quần thể Sơn Đoòng cần được cân nhắc nhất, ngay cả khi lờ đi việc bảo tồn thiên nhiên thì ngay cả lợi ích kinh tế và thương hiệu có thể cũng là bàn “phản lưới nhà”.

Vịnh Hạ Long cũng xấu

Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long cũng từ lâu được ghi nhận như là một hình mẫu xấu trong việc phát triển du lịch.

Trong báo cáo của IUCN năm 2011, vịnh Hạ Long được “đánh dấu đỏ” vì vấn đề ô nhiễm. Đó là điều bất kỳ khách du lịch nào cũng có thể dễ dàng nhìn thấy trên mặt nước vịnh Hạ Long, không cần đến các báo cáo quốc tế: bất chấp những nỗ lực hạn chế của các nhà quản lý, rác rến vẫn trôi nổi ngay cả ở ngoài khơi xa.

Sức ép của lượng khách mỗi ngày một đông và năng lực quản lý hạn chế đang khiến di sản trở nên xấu đi. Và tất nhiên, một báo cáo của tổ chức lớn không hề là hình thức “quảng cáo” dễ chịu.

Đức Hoàng/TTCT
Từ khóa liên quan: Số phận nào, cho, hang Sơn Đoòng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Số phận nào cho hang Sơn Đoòng?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI