Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Sinh vật ngoại lai xâm hại có "đầy" ở Việt Nam
(19:55:08 PM 24/03/2012)Cây Sò đo cam có tên khoa học là Spathodea Campannulata, xuất xứ từ Châu Phi. Theo tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), cây Sò đo cam đã xâm hại các vùng đất nông nghiệp bỏ hoang và rừng rậm, hạt có khả năng phát tán trong gió và nảy mầm rất nhanh.
Cây Sò đo cam |
Được biết, cây Sò đo cam lần đầu tiên xuất hiện tại Lâm Đồng, vào những năm 1960. Những năm sau, nhiều người đã đua nhau lấy quả để nhân giống trồng trong khuôn viên gia đình mình.
Đến nay, loài cây nguy hiểm này đã có mặt ở 9/12 huyện, thành phố của tỉnh Lâm Đồng với tổng số gần 6.000 cây và được nhân giống đại trà. Ngoài ra còn xuất hiện ở các tỉnh Khánh Hòa, TP.HCM.
Rùa tai đỏ
Rùa tai đỏ có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, hay còn gọi là rùa vạch đỏ, tên khoa học Trachemys scripta elegans. Chúng có thể sống đến 60 - 70 năm.
Rùa tai đỏ |
Rùa tai đỏ là loài ăn tạp, thức ăn của chúng thay đổi theo lứa tuổi. Khi nhỏ ăn thịt, lớn hơn chúng ăn thực vật. Đến khi trưởng thành, chúng ăn tạp bất kể động vật hay thực vật như: tảo, bèo tấm; các loài thực vật thủy sinh, nòng nọc, cá nhỏ, giáp xác. Khi thoát ra ngoài tự nhiên, chúng đã sinh sôi và phát triển nhanh trong các thủy vực, dẫn đến hiện tượng cạnh tranh quyết liệt với loài rùa bản địa và gây tổn hại đến hệ sinh thái thủy vực, đặc biệt là tính đa dạng sinh học.Ngoài ra, rùa tai đỏ còn có thể mang vi khuẩn salmonella, loại vi khuẩn gây bệnh thương hàn đối với người.
Rùa tai đỏ đã có ở Việt Nam từ năm 1994, được người dân nuôi làm cảnh và còn phóng sinh ra ao hồ. Hiện nay rùa tai đỏ đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành.
Cây Mai dương (hay còn gọi là cây Trinh nữ trâu, Trinh nữ tây, Móc mèo hay cây xấu hổ)
Cây Mai dương |
Loài này cũng có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Chúng du nhập vào Việt Nam qua tàu bè, gió… Đến nay cây Mai Dương đã “hoành hành” khắp nước. Loại cây này không hề kén đất mà ngược lại chúng có thể mọc trên tất cả các loại đất. Chúng phát tán rất nhanh và chưa ở đâu tiêu diệt được.
Một khi cây này đã “đóng đô” ở đâu thì lập tức chúng không cho cây cối nào mọc được nữa (trừ vài loại cỏ lá nhọn rất dễ cháy vào mùa khô) và dần dần xâm lấn và thay thế các thảm thực vật tự nhiên. Vườn quốc gia Tràm Chim, Cát Tiên... đang chịu sự “đô hộ” của loài cây này.
Ốc bươu vàng
Ốc bươu vàng được nhập vào Việt Nam từ trước năm 1975 ở miền Nam với vài cặp nuôi trong bể xi măng. Năm 1989, được nhập bằng nhiều cách khác nhau như một nguồn thực phẩm cung cấp cho người và động vật nuôi.
Ốc bươu vàng đã xâm nhiễm vào đồng ruộng ở Việt Nam và với điều kiện sinh thái phù hợp, chúng đã phát triển nhanh chóng, trở thành dịch hại trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt là lúa và rau muống. Hiện nay, ốc bươu vàng đã được ghi nhận ở hầu hết mọi miền đất nước.
Ốc bươu vàng |
Trung bình mỗi năm, ốc bươu vàng “ăn” hết hơn 200.000ha lúa. Ngoài lúa, ốc bươu vàng còn hại tảo, rau muống, khoai sọ, trứng và được ví như máy nghiền vì có thể ăn liên tục trong 24 giờ. Đặc biệt, gần đây chúng còn gặm vỏ cây tràm mới trồng, gây chết cây ở vùng Đồng Tháp Mười.
Chuột hải ly
Chuột hải ly được nhập vào Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XX với mục đích làm loài vật nuôi, tạo thu nhập bổ sung cho nông dân do nó cung cấp thịt để ăn, da và lông để xuất khẩu, ruột để sản xuất chỉ tự tiêu. Rất may là được các nhà khoa học cảnh báo sớm, Cục Khuyến nông - Khuyến lâm và Cục Thú y đã hành động kịp thời để ngăn chặn việc nhập loài này vào Việt Nam. Các cơ quan chức năng đã thành lập một tổ công tác giải quyết các vấn đề liên quan đến Chuột hải ly.
Chuột hải ly |
Tính đến cuối năm 2002, khoảng 4.000 con Chuột hải ly đã bị tịch thu và tiêu hủy. Hiện loài này được cho là đã loại bỏ khỏi Việt Nam
Sâu róm thông
Sâu róm thông xâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1950 cùng với việc nhập nội và gieo trồng một số giống thông từ Trung Quốc như thông đuôi ngựa. Vào những năm 1965 - 1970, sâu róm thông gây ra những trận dịch lớn đối với rừng thông ở Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh và trở thành đối tượng gây hại nghiêm trọng.
Sâu róm thông |
Các năm 2003, 2005 đã ghi nhận nạn dịch sâu róm hại thông nghiêm trọng tại Thanh Hóa, Nghệ An. Hiện nay, dịch sâu róm thông đã lan vào các tỉnh Bắc Trung bộ (từ Thanh Hóa đến Quảng Bình) và có nguy cơ lây lan đến các tỉnh khác. Công tác phòng trừ sâu róm thông ở Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn.
Ốc sên
Ốc sên |
Có nguồn gốc phân bố từ lục địa châu Phi và loài ốc cạn ngoại lai xâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1960, đến nay đã trở thành sinh vật gây hại cây trồng cạn từ vùng đồng bằng cho đến miền núi. Hàng năm vào khoảng tháng 3 là mùa sinh sản của ốc sên. Ở một số nơi như đồng bằng và trung du Bắc bộ, Tây Nguyên, ốc sên đã gây thiệt hại cho các vườn chuối, vườn rau, đậu và các cây trồng khác.
Lục bình (bèo Nhật Bản, bèo tây)
Bèo Nhật Bản được nhập vào Việt Nam từ Nhật Bản vào năm 1902 với mục đích làm cảnh. Trong điều kiện thuận lợi, loài này có thể phát triển gấp đôi diện tích trong khoảng mười ngày và hiện đã phát triển phân bố rộng khắp tại các thủy vực nước ngọt ở Việt Nam. Lục bình che phủ mặt nước, khi thối mục làm giảm ôxy hòa tan trong nước, dẫn đến làm chết cá và các loài thủy sinh khác.
Lục bình |
Cũng như các loài sinh vật ngoại lai xâm hại khác, bèo còn gây ra những hậu quả xấu đối với nền kinh tế. Bèo Nhật Bản không chỉ cản trở hoạt động giao thông đườ ng thủy mà còn làm chậm dòng chảy, làm giảm khả năng phát điện, sức tưới tiêu và làm tăng kinh phí bảo trì các hồ chứa.
Những năm gần đây, bèo Nhật Bản phát triển mạnh, gây ra nhiều vấn đề lớn về cả môi trường và kinh tế.
Bọ ăn lá hại dừa
Bọ ăn lá hại dừa được phát hiện vào tháng 4/1999 ở tỉnh Bến Tre. Bọ xâm nhập qua con đường nhập khẩu cây cảnh thuộc họ cau dừa từ các nước châu Á; đặc biệt là các cây họ cau dừa dùng làm cảnh và cây cọ dầu.
Bọ cánh cứng |
Dịch bọ ăn lá hại dừa bùng phát rất nhanh và chỉ trong vòng hơn một năm (tháng 7/2000) đã lan tràn, gây hại cho hơn 30 tỉnh thành thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và Nam Trung bộ. Đến cuối năm 2003, dịch bọ ăn lá hại dừa đã xuất hiện tại khắp các tỉnh thành trong cả nước, nặng nhất là ở các vùng trồng dừa tập trung ở ĐBSCL và Trung bộ. Tới nay, dịch hại này vẫn còn là mối đe dọa lớn đối với các vùng trồng dừa nước ta.
Ngoài việc gây hại trên cây dừa, bọ ăn lá còn gây hại trên các cây họ cau dừa khác như cọ, cọ dầu, cau, cau cảnh vàng, cau rừng, dừa nước, thốt nốt, đùng đình, thiên tuế. Bọ ăn lá hại dừa gây tổn thất nghiêm trọng về năng suất, sản lượng dừa và giá trị kinh tế của các loài cây khác thuộc họ cau dừa và họ thiên tuế.
Tôm hùm đỏ
Loài tôm hùm đỏ có nguồn gốc từ Mỹ rất dữ, cặp càng to như càng cua sẵn sàng tấn công địch thủ. Điều đáng nói là loại sinh vật ngoại lai này khi thoát ra ngoài có thể sẽ gây hại cho các công trình thủy lợi ở địa phương khi chúng đào hang. Ngoài ra, chúng còn ăn tạp nên khi phát tán ra ngoài có thể làm hại các loài thủy sản bản địa.
Tôm hùm đỏ |
Loài tôm hùm này xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 7/2010 khi Công ty TNHH Phú Thành ở Sóc Trăng nhập trái phép tôm hùm nước ngọt về nuôi. Sau khi phát hiện toàn bộ số tôm hùm đỏ này bị buộc phải tiêu hủy toàn bộ.
Bông ổi, Thơm ổi, Ngũ sắc hoặc cứt lợn hoa đỏ
Cây bông ổi |
Tên khoa học là Lantana camara, thuộc họ Cỏ voi ngựa ( Verbeneceae) có nguồn gốc từ Trung mỹ. Đây là một loài cây dại nguy hiểm ở nhiều vùng khí hậu nhiệt đới. Nó mọc thành các đám rậm rạp, dày đặc. Là loài cây dễ cháy và tái sinh rất mạnh sau khi cháy. Bông ổi làm tăng nguy cơ cháy rừng, sau đó dễ bùng phát và lấn át các loài khác của thảm thực vật.
Tuy chưa gây tác hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi cũng như đối với đa dạng sinh học, nhưng việc trồng một cách rộng rãi Bông ổi làm cảnh, nhất là trồng trong các khu bảo tồn, vườn quốc gia sẽ tạo nên mối nguy hiểm tiềm ẩn.
Mọt cứng đốt
Mọt cứng đốt |
Mọt cứng đốt, tên khoa học là Trogoderma granarium, có nguồn gốc từ Ấn Độ đây là loài côn trùng gây hại cực lớn cho các kho hàng chúng phá hoại trên 100 loại nông lâm sản khác nhau như thóc, lạc,đậu, cá khô… và để lại nhiều chất thải như xác lột, phân, chất bài tiết và sản phẩm vụn nát. Hậu quả là giảm chất lượng hàng hoá hoặc hàng hoá mất khả năng sử dụng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.