Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Sếu đầu đỏ cũng bỏ Việt Nam sang Campuchia
(10:44:43 AM 08/04/2014)Ảnh tư liệu IE
Cuối tháng 3/2014, Hội Sếu quốc tế đã kiểm đếm sếu đầu đỏ đồng loạt tại Việt Nam và Campuchia. Nói về mục đích của việc này, TS Trần Triết, điều phối viên Chương trình Đông Nam Á - Hội Sếu quốc tế cho biết: "Hằng năm, vào cuối tháng 3, Hội Sếu quốc tế tổ chức đếm sếu đầu đỏ đồng loạt tại các điểm có loài chim này để kiểm kê số lượng.
Qua 14 năm theo dõi quần thể sếu đầu đỏ, tôi nhận thấy số lượng sếu tại Việt Nam giảm dần trong 5 năm gần đây. Riêng năm nay, tỉ lệ sếu giảm đột biến, thấp nhất trong 14 năm qua.
Năm nay, phần lớn đàn sếu ở lại Campuchia chứ không về Việt Nam. Giáp với vùng Phú Mỹ (Kiên Giang) là khu vực bảo tồn sếu Anlung Pring, tỉnh Kampot - Campuchia, dù diện tích nhỏ hơn rất nhiều nhưng do không có xáo trộn từ con người gây ra nên sếu sinh sống rất đông".
Nguyên nhân của việc sếu không về Việt Nam, theo TS Trần Triết là do con người. Các vùng đất ngập nước là nơi sinh sống của sếu đã bị thu hẹp diện tích hoặc bị xáo trộn vì các hoạt động kinh tế.
Cụ thể, vùng Hà Tiên - Kiên Lương (Kiên Giang) mất đi phần diện tích đất ngập nước đáng kể do đào ao nuôi tôm, khai thác than bùn, canh tác lúa…, làm thu hẹp và xáo trộn sinh cảnh sống của sếu.
Khu vực Bình An, Hòn Chông (Kiên Giang) trước đây là vùng rừng phòng hộ với diện tích trên 3.000 ha, nay đã hoàn toàn bị xóa sổ, trở thành đất nuôi tôm. Vùng Lung Lớn ở Kiên Lương trước đây là rừng phòng hộ hơn 5.000 ha, nay cũng bị chuyển đổi thành đất trồng lúa.
Xung quanh Lung Lớn là khu vực sếu tập trung sinh sống, 2 năm nay đã trở thành nơi khai thác than bùn…
Vùng sinh sống của sếu tại đồng cỏ bàng Phú Mỹ thì bị xâm lấn để trồng lúa. Tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp), một trong những nơi sống quan trọng nhất cho sếu ở ĐBSCL, việc quản lý hệ sinh thái tự nhiên 5 năm gần đây đã được cải thiện khá tốt nhưng sếu vẫn chưa quay lại nhiều.
Được biết, trước đó, đồng cỏ bàng Phú Mỹ có dự án bảo tồn do Hội Sếu quốc tế phối hợp với địa phương thực hiện đã hơn 10 năm tuy nhiên, hiện nơi này đang bị nhiều hộ dân xâm chiếm đất để trồng lúa, nhiều người còn tìm mọi cách xua đuổi sếu.
Phú Mỹ chỉ là một địa điểm có sếu trong toàn bộ khu vực Hà Tiên - Kiên Lương. Những nơi khác do không có cơ chế bảo vệ nào, việc mất nơi sống của sếu còn diễn ra nhanh hơn.
Trước thực trạng sếu đầu đỏ hiếm dần ở Việt Nam, TS Trần Triết cho biết: "Sản xuất nông nghiệp luôn quan trọng nhưng bảo tồn đa dạng sinh học cũng quan trọng không kém.
Việc bảo tồn thiên nhiên cần được tính toán trên cơ sở lợi ích cho toàn xã hội và lợi ích lâu dài cho nhiều thế hệ mai sau. Sếu đầu đỏ là loài có giá trị cao trong bảo tồn đa dạng sinh học. Đây còn là loài chim quý có nhiều ý nghĩa đối với văn hóa - tâm linh của người Việt. Nếu sếu không về Việt Nam thì mất mát này rất lớn".
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
-
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
-
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
-
Cứu cây xanh
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
-
Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
-
Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
-
Có rừng là có tín chỉ carbon?
-
Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)