»

Chủ nhật, 19/01/2025, 06:40:37 AM (GMT+7)

Sạt lở đê hồ thải quặng bô xít Tân Rai cho thấy TKV rất chủ quan

(15:45:54 PM 13/10/2014)
(Tin Môi Trường) - Dù bộ Công thương lẫn chủ đầu tư dự án bô xít Tân Rai khẳng định bùn thải tràn ra môi trường vào sáng ngày 8.10.2014 vừa qua không nguy hại, tuy nhiên, TS Nguyễn Thành Sơn, giám đốc quản lý dự án Than đồng bằng sông Hồng, phân tích và khẳng định: Độc hại!

Sạt[-]lở[-]đê[-]hồ[-]thải[-]quặng[-]bô[-]xít[-]Tân[-]Rai[-]cho[-]thấy[-]TKV[-]rất[-]chủ[-]quan
TS Nguyễn Thành Sơn được xem là người nghiên cứu kỹ vấn đề bauxite nhất hiện nay.


-Thưa, sau vụ tràn sạt lở đê hồ thải quặng bauxite Tân Rai đuôi số 5 (Lâm Đồng), dù bộ Công thương lẫn chủ đầu tư tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản (TKV) đã khẳng định bùn tràn ra ngoài không độc hại, nhưng người dân vẫn đặt câu hỏi nghi vấn loại bùn thải đã tràn ra này liệu có đúng là không độc hại không? Ông có ý kiến gì về điều này?

TS Nguyễn Thành Sơn: Ở dự án Tân Rai và Nhân Cơ đều có hai loại chất thải: chất thải của nhà máy alumina là bùn đỏ độc hại và nguy hiểm, chất thải của nhà máy tuyển quặng bauxite là “quặng đuôi” cũng độc hại, nhưng ÍT NGUY HIỂM HƠN.

Nếu ai đó khẳng định hồ thải quặng đuôi không nguy hại là không đúng. Bất cứ hồ (bãi) thải quặng đuôi nào cũng nguy hại, do có chứa rất nhiều khoáng vật của KIM LOẠI NẶNG và hợp chất hóa học khác nhau chưa được xử lý.

Vì vậy, trong các sách giáo khoa, người ta phải có hẳn 1 chương hướng dẫn thiết kế bãi thải quặng đuôi. Chắc chủ đầu tư lẫn Bộ Công Thương chưa được học! Ở Tân Rai, về mặt lý thuyết, hồ thải quặng đuôi chỉ ít nguy hại hơn hồ thải bùn đỏ.

Nhưng thực tế có thể không hẳn như vậy. Trước đây, TKV đã rất “lúng túng” và phải nhờ cậy tư vấn của các chuyên gia Ấn Độ trong việc tuyển quặng bauxite nguyên khai và xử lý hồ thải quặng đuôi này vì:


(i) Đòi hỏi tiêu hao nhiều nước, bởi trong bauxite nguyên khai có chứa nhiều sét cần phải được rửa sạch bằng nước.


(ii) Nước khi sử dụng đòi hỏi phải được pha thêm hóa chất (hoạt chất bề mặt). Hoạt chất bề mặt này là chất độc hại. Không rõ TKV sử dụng chúng với tỷ lệ nào? Cần được làm rõ thì mới có thể khẳng định được.

Nói như vậy, việc thiết kế bãi thải “quặng đuôi” ở dự án Bauxit Tân Rai đang có vấn đề, thưa ông?


Bãi thải quặng đuôi từ nhà máy tuyển rửa quặng của dự án Tân Rai được lựa chọn địa điểm và các giải pháp thiết kế ấu trĩ. Công nghệ tuyển quặng được “copy” của Trung Quốc, nhưng lại không có thử nghiệm tuyển công nghệ, tiêu hao nhiều nước, phải nhờ các bạn Ấn Độ hiệu chỉnh bằng sử dụng chất trợ lắng.


Trong ngành khai khoáng, bãi thải quặng đuôi là một hạng mục rất quan trọng cần được thiết kế đúng. Ở Việt Nam cách đây hơn 40 năm, chúng ta đã có các bãi thải quặng đuôi được các chuyên gia Trung Quốc giúp thiết kế ở mỏ Cromite Cổ Định (Thanh Hóa) và mỏ sắt Trại Cau (Thái Nguyên), các chuyên gia Liên Xô giúp thiết kế bãi thải quặng đuôi ở apatite Lào Cai…


Nói chung, đây là những công trình thực sự (phải có đầy đủ các bước, từ luận chứng chọn địa điểm đến các giải pháp thiết kế cơ bản, đặc biệt là vấn đề chống thấm và chống các chất kim loại nặng lọt ra ngoài môi trường nước.

Xin nhắc lại, ở Việt Nam, thời bao cấp, tai nạn lớn nhất trong ngành khai khoáng đã xẩy ra tại bãi thải quặng đuôi của mỏ măng-gan Tĩnh Túc từ những năm 1960 của thế kỷ trước, và làm thiệt mạng gần 100 người. Vì khi đó đang còn chiến tranh, nên tai nạn thuộc loại "nhạy cảm", chỉ có các cán bộ kỹ thuật, tâm huyết với ngành mỏ và những người có trách nhiệm mới được biết. Hiện nay chỉ còn một vài người chứng kiến và nhớ. Sử sách đã không thấy ghi lại...


Thực tế, người dân đang rất hoang mang với những gì đang diễn ra ở nhà máy này, môi trường sống, cây cối, vườn tược, nuôi trồng của dân bị ảnh hưởng không nhỏ nữa… Cách đây 1 tháng đã có cảnh báo nguy cơ vỡ đê hồ chứa bùn thải, tuy nhiên, dường như nhà máy đã không có những biện pháp an toàn đúng nghĩa nên đã xảy ra vỡ đê hồ thải như mới đây. Điều đó cũng có nghĩa nhà máy bauxite Tân Rai không còn nằm ở phạm vi an toàn nữa?

Người dân “hoang mang” không đáng lo ngại bằng việc cách đây chưa đến 1 tháng, hội Khoa học công nghệ Mỏ của TKV còn có văn bản báo cáo với Đảng, Chính phủ và Quốc hội rằng: hồ bùn đỏ ở Tân Rai đều “trong tầm kiểm soát”.

Đơn giản như hồ thải quặng đuôi mà còn bị vỡ, không kiểm soát được thì ai dám tin rằng hồ bùn đỏ “trong tầm kiểm soát”! Chủ quan và ấu trĩ của TKV là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “đi vướng núi, về mắc sông” của cả hai dự án bauxite hiện nay.

Đã đến lúc phải dừng hoạt động của nhà máy để kiểm tra lại thiết kế của các hồ bùn đỏ và hồ thải quặng đuôi một cách toàn diện (từ việc lựa chọn ví trí, đến các giải pháp thiết kế). Tôi chưa xem bản thiết kế, nhưng chỉ đi qua cũng thấy về nguyên lý, chẳng ai thiết kế hồ thải quặng đuôi như TKV cả. Chẳng cần đi đâu xa, cứ vào Cổ Định (Thanh Hóa) hay lên Trại Cau (Thái Nguyên) để xem cách đây hơn 40 năm, bãi thải quặng đuôi đã phải được thiết kế như thế nào?

Ông nói gì về việc vừa qua chủ đầu tư đã tuyên bố rất lạc quan rằng có thể xử lý được bùn đỏ bằng cách tách sắt ra khỏi bùn đỏ để sản xuất thép?


Cái gọi là công nghệ “sắt xốp” là công nghệ luyện kim “phi coke” (không cần dùng coke trong lò cao) đã được thế giới sử dụng hàng chục năm nay, không phải là “giải pháp” của bùn đỏ.

Việc chế ra “sắt xốp” từ bùn đỏ không có gì khó về kỹ thuật. Chỉ khó ở chỗ:


(i) Hàm lượng quặng sắt trong bùn đỏ rất thấp (chỉ bằng 1/2 hàm lượng trong quặng của mỏ sắt Thạch Khê, hay Quý Xa), nên hoàn nguyên ra được sắt xốp rất tốn kém;


(ii) Công nghệ "phi coke" nhưng phải dùng nhiều than. Bắt buộc phải chở hàng triệu tấn than từ Bình Thuận ngược lên Tây Nguyên, hoặc phải chở toàn bộ bùn đỏ từ Tây Nguyên xuống Bình Thuận để phát triển các dự án sắt xốp. Kiểu gì cũng không khả thi về kinh tế.

Vừa qua có ý kiến cho rằng đây là lúc cần đánh giá độc lập lại toàn bộ dự án, không thể để TKV đánh giá nữa vì không khách quan. Là một người nắm rất rõ dự án bauxite, đồng thời cũng đã có nhiều phân tích cho thấy dự án không có lời, chỉ lỗ…, quan điểm của ông như thế nào?

Tôi đồng ý!

(Theo Một thế giới)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sạt lở đê hồ thải quặng bô xít Tân Rai cho thấy TKV rất chủ quan

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI