Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Sao thế Hạ Long ?
(16:02:31 PM 14/10/2014)
Buổi biểu diễn trong hang - Ảnh: Vũ Ngọc Khánh
Hạ Long đã tổ chức như vậy từ nhiều năm trước, bất chấp ý kiến phản đối của các nhà khoa học, khảo cổ và du lịch.
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn (nguyên Trưởng ban Quản lý vịnh Hạ Long) cho rằng làm như vậy là “Bán rẻ tài nguyên du lịch và không hiệu quả” nhưng Trưởng ban Quản lý vịnh Hạ Long Phạm Thùy Dương thì khẳng định “Hòa nhạc không ảnh hưởng gì đến cảnh quan và thẩm mỹ của hang”.
Cảnh quan và thẩm mỹ thì còn tranh luận, nhưng tác hại về môi trường và bảo tồn hang động thì nhãn tiền. Không chỉ các chuyên gia về địa chất và khảo cổ mà những người dân bình thường cũng có thể hiểu như vậy. Nguy hại hơn, “đặc sản” này có thể lây lan sang các hang động khác như Ngườm Ngao (Cao Bằng), Phong Nha, Tiên Sơn, Thiên Đường (Quảng Bình)... Trên thế giới không ai làm chuyện ngược đời và thất đức với di sản như vậy. Ở Angkor, người Khmer cũng tổ chức ngoài sân chứ không đưa vào trong đền.
Hang động ở các nước được bảo vệ nghiêm nhặt, khống chế lượng khách tham quan mỗi ngày và cấm nhiều thứ như hút thuốc, dùng loa, la hét; hạn chế chụp ảnh đèn flash... Định kỳ, các hang động được khám sức khỏe và nghỉ ngơi để “phục hồi sức khỏe”. Nhiều bảo tàng còn cấm chụp ảnh và không cho khách dừng bước. Ngay cả hơi thở của khách tham quan cũng có tác động xấu đến hiện vật trưng bày. Hạ Long thì không. Mùa cao điểm, khách chen chúc muốn ngộp thở, tiếng ồn của đám đông và âm thanh của loa tra tấn người tham quan và cả hang động.
Không hiểu ai là tác giả của “tối kiến” lạ đời này. Thiên hạ không dám làm và không được phép làm. Hòa nhạc trong hang Đầu Gỗ là điển hình cho việc xâm hại di sản không thể nào biện minh. Không chỉ “bán rẻ tài nguyên và không hiệu quả” mà còn là sự phá hoại nhiều giá trị văn hóa.
Hạ Long đã có mặt trong “black list” (danh sách đen) của Unesco với nhiều khuyến nghị về bảo tồn. Xin đừng tiếp tay cho việc đưa Hạ Long khỏi danh sách di sản thế giới. Một đất nước tự hào với văn hiến mấy ngàn năm không thể chấp nhận những hoạt động “vô văn hóa” và xâm hại tới di tích như vậy.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
- TS NGUYỄN NGỌC SINH, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam: “Hướng tới cộng đồng, chung sức cùng cộng đồng”
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.