»

Thứ sáu, 22/11/2024, 12:36:59 PM (GMT+7)

Rừng - Con người: một vòng tròn khép kín

(12:15:32 PM 05/11/2015)
(Tin Môi Trường) - Phát hiện thú vị này xuất phát từ một buổi tọa đàm cấp địa phương, tại tỉnh Lào Cai ngày 30/10/2015 mới đây, sau gợi ý của ông Lù Văn Que - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông Que nói nôm na: “Rừng nuôi đất và nước, đất và nước nuôi cây và con, cây và con quay lại nuôi chính con người chúng ta. Do đó con người phải có trách nhiệm với rừng”.

Rừng[-]-[-]Con[-]người:[-]một[-]vòng[-]tròn[-]khép[-]kín

Cảnh núi rừng Tây Bắc- Ảnh minh họa: TL


Đây là một đúc kết dù nghe qua thì không có gì đặc biệt, nhưng “Càng ngẫm, càng thấy đúng”, đặc biệt là khi tham chiếu với những thông số cụ thể trong bức tranh toàn cầu cũng như Việt Nam.


Rừng nuôi đất và nước


Vai trò của rừng với đất canh tác và đặc biệt là nguồn nước ngọt đã được ví như “Mẹ hiền” trong một lời hát do Nhạc sỹ Hồ Hữu Thới sáng tác, rằng: “Rừng là mẹ hiền của con suối, con khe”.


Soi vào thực tế thì quả là đúng như vậy!


Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đã tính ra rằng, hơn 4 tỷ ha rừng hiện tại đã giữ được lượng nước gấp 1000 lần lượng nước ngọt từ các hồ, sông, suối của toàn trái đất gom lại. Suy luận ra cho Việt Nam, hơn 13 triệu ha rừng đang giữ được lượng nước tương đương lượng nước mặt hiện có trong hệ thống trong 392 con sông và 6648 hồ đập của toàn lãnh thổ.


Vì sao, rừng làm được điều kỳ diệu vậy như vậy? Vì rừng có các tầng lá cây dày đặc, thân cây chằng chịt, kết hợp với hệ rễ và mùn tạo ra từ sự phân hủy của lá rụng xuống.


Với tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Ấy thế nên FAO đã tính toán rằng Hệ thống rừng Amazon hằng năm hấp thụ 50-70% lương mưa rơi xuống.


Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất. Ðất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Ðất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn.


Với hệ cây chằng chịt, rừng ngăn để không cho lũ cuốn trôi đất, gây sạt lở, mất nước.


Vì những tác dụng đó mà Việt Nam ta, vì rừng thượng nguồn bị tàn phá hàng chục năm nay mà tần suất lũ quét, xói lở đất, lún sụp, hay hạn hán luôn là những vấn đề thời sự suốt bốn mùa xuân - hạ - thu - đông. Đơn cử như ngay trong năm 2015 này thôi, cả nước đã sôi sục với trận lũ lịch sử ở Quảng Ninh, hạn hán kỷ lục ở Bình Định.


Đất và nước nuôi cây và con


Có những đúc kết kiểu như “cây thiếu đất cây song sống với ai” trong lời bài hát “Tình cây và đất” của Nhạc sỹ Tô Thanh Tùng, hay chân lý của khoa học cơ bản - “nước là sự sống”… Tất cả những đúc kết này đã lột tả đầy đủ vai trò của đất và nước đối với cây và con (sinh vật sống) trên hành tinh chúng ta.


Mặt đất là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong lòng đất là “ngôi nhà” của hàng nghìn tỷ động vật sống. Theo tính toán của Tổ chức bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN), có đến khoảng 1000 tỷ sinh vật sống/1m3 đất.


Một nghiên cứu thực nghiệm ở Châu Phi gần đây chỉ ra rằng, cứ giảm từ 40 xuống 20cm tầng đất mặt sẽ làm giảm sản lượng lượng cây trồng từ 2 tấn xuống 1 tấn/ha. Giảm đến 50% sản lượng chứ có ít gì đâu!


Cũng từ cơ sở tính toán của FAO, áp dụng vào Việt Nam cho thấy: để sản xuất lương thực hằng năm (cây có hạt, chăn nuôi gia súc gia cầm và thủy sản) cần lượng nước hơn 500 tỷ m3 - tương đương 18 lần lượng nước ngọt tại sông suối và hồ trên toàn lãnh thổ. Điều đang lưu ý là lượng nước cần thiết này mới chỉ chiếm 1,2% lượng nước mà hơn 13 triệu ha rừng toàn quốc đang giữ. 


Cây và con phục vụ lại con người


Một thực tế rõ ràng là mọi thực phẩm mà con người sử dụng đều bắt nguồn từ động và thực vật; và suy cho cùng là thực vật tạo ra tất cả vì động vật ăn thức ăn từ cây xanh.


Về giá trị cung cấp thực phẩm, đến năm 2050, trung bình hằng năm thế giới cần 3 tỷ tấn lương thực từ thực vật và 470 triệu tấn thịt để nuôi sống 9.1 tỷ người. Đây quả là con số khổng lồ. Với tỷ lệ tương tự, hằng ngày, mỗi người dân Việt Nam cần 0,9kg và 0,14kg lần lượt là gạo và thịt. Suy luận những con số này cho hơn 90 triệu dân hiện nay lại cho chúng ta một con số khổng lồ nữa về vai trò của cây xanh.


Tính về hàm lượng calorie trong cơ thể người, 50% từ thực vật, 10% từ thủy sản, còn lại là động vật. Điều đang chú ý là mọi nguồn gốc thức ăn của con người đều từ thực vật khi mà 33% sản lương lương thực của thế giới được sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi và động vật hoang dã.


Ngoài ra, cây xanh, trong quá trình quang hợp, hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí ôxy, làm trong sạch không khí; cây xanh cùng muông thú tạo hệ sinh thái, quang cảnh đẹp… và rất nhiều giá trị văn hóa – xã hội – kinh tế - môi trường khác nữa đều từ cây và con.


Từ một buổi tọa đàm cấp địa phương, do Trung tâm tư vấn quản lý bền vững tài nguyên và Phát triển văn hóa cộng đồng Đông Nam Á (CIRUM) phối hợp với Chính quyền tỉnh Lào Cai tổ chức, đã giúp chúng ta nhìn nhận thấu đáo hơn, rằng rừng và con người có một mối quan hệ bền chặt – theo một vòng tròn khép kín hoàn hảo.


Là một mắt xích trong cái “vòng tròn khép kín hoàn hảo” đó, dường như ai trong chúng ta cũng tự nhủ với nhau rằng: hãy làm tròn trách nhiệm của mình – là quan tâm chăm sóc lại rừng để rừng chăm sóc lại chính chúng ta.

TRẦN VĂN VIỆT - Chuyên viên Ban Kinh tế Trung Ương
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Rừng - Con người: một vòng tròn khép kín

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI