Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Ra mắt Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông
(14:53:43 PM 27/03/2014)
Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu biển Đông TS Đặng Đình Quý (trái) nhận quyết định thành lập quỹ từ đại diện Bộ Nội vụ- Ảnh: TTO
Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông, Giám đốc Học viện Ngoại giao, Tiến sỹ Đặng Đình Quý cho biết: Trước đây các nghiên cứu về Biển Đông chủ yếu dựa vào nguồn lực Nhà nước hoặc các cá nhân tự thực hiện, chưa huy động được nhiều nguồn lực từ xã hội. Trong khi đó có nhiều tổ chức, cá nhân mong muốn được đóng góp vật chất, tinh thần cho công tác này. Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông ra đời sẽ thu hút được sự đóng góp của toàn xã hội, tạo sự kết nối giữa những nhà hảo tâm yêu nước và tầng lớp trí thức tâm huyết với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông là quỹ xã hội không vì mục đích lợi nhuận, hoạt động nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu về Biển Đông thông qua các hoạt động hỗ trợ, tài trợ nghiên cứu cho học giả, sinh viên, nghiên cứu sinh, cũng như các cá nhân trong và ngoài nước có mong muốn đóng góp sức lực và trí tuệ cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam; thúc đẩy các biện pháp gìn giữ hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực Biển Đông. Quỹ đồng thời là kênh tập hợp, tìm kiếm, phát triển những cá nhân có năng lực và phẩm chất tốt để phục vụ công tác nghiên cứu các vấn đề về Biển Đông; phổ biến, tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
Chức năng của Quỹ là hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu về Biển Đông; phát hiện và bồi dưỡng các sinh viên, nhà nghiên cứu trẻ để bổ sung cho đội ngũ cán bộ làm công tác về Biển; vận động, thu hút các nguồn lực phục vụ mục tiêu hoạt động của Quỹ; phát triển quan hệ hợp tác quốc tế với các Quỹ, các Viện nghiên cứu và các cá nhân, tổ chức nước ngoài có liên quan; kết hợp với các chương trình do các cơ quan hữu quan tổ chức để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu về Biển Đông.
Những hoạt động chính của Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông gồm: Tổ chức các cuộc thi viết bài tìm hiểu về Biển Đông trong giới học sinh và sinh viên; tổ chức các cuộc thi và bình xét các bài nghiên cứu, luận văn về Biển Đông trong giới sinh viên, thạc sỹ, nghiên cứu sinh; tổ chức xét thưởng các nghiên cứu xuất sắc về Biển Đông trong giới học giả, khoa học; bình xét và trao giải các bài viết báo chí hàng năm về Biển Đông; cấp học bổng nghiên cứu về Biển Đông; hỗ trợ xuất bản phẩm, sách báo về Biển Đông phát hành trong và ngoài nước; tổ chức các hội thảo, tọa đàm trong nước và quốc tế.
Trong khuôn khổ lễ ra mắt, Ban tổ chức cũng đã công bố Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu về Biển Đông năm 2014 và các năm tiếp theo đồng thời trao 13 giải cho các bài nghiên cứu xuất sắc về Biển Đông năm 2013, trong đó có 3 giải đặc biệt thuộc về các cá nhân: Ninh Xuân Thao (Đại học Sư phạm Hà Nội); Nguyễn Thế Phương (Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh) và Trần Hoàng Yến (Đại học Southampton, Vương quốc Anh).
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
-
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
-
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
-
Cứu cây xanh
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
-
Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
-
Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
-
Có rừng là có tín chỉ carbon?
-
Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)