»

Thứ tư, 06/11/2024, 06:43:43 AM (GMT+7)

Quy hoạch Sơn Trà trước sức ép hàng loạt dự án du lịch

(12:41:09 PM 28/05/2017)
(Tin Môi Trường) - Bản quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà được phê duyệt chưa lâu đã lập tức trở thành chủ đề nóng với câu hỏi: Lợi ích nhóm nào đằng sau bản quy hoạch này?

Quy[-]hoạch[-]Sơn[-]Trà[-]trước[-]sức[-]ép[-]hàng[-]loạt[-]dự[-]án[-]du[-]lịch

Một góc Sơn Trà - Ảnh: Đ.NAM
 
Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 3. Ngay sau khi bản quy hoạch được công bố, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng xem xét lại quy hoạch vì sẽ làm thu hẹp diện tích rừng, gia tăng tốc độ suy giảm môi trường sống tự nhiên của voọc trên bán đảo...
 
Kiến nghị này ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của công luận. Thậm chí, đã có hàng chục nghìn người ký tên ủng hộ trên mạng.
 
Cùng với đó là nghi vấn: Phải chăng bản quy hoạch bị chi phối bởi “lợi ích nhóm” nhằm “bê tông hóa” bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng?
 
Nghi vấn này càng tăng khi báo chí phản ánh về sai phạm ở dự án Khu Du lịch sinh thái Biển Tiên Sa nằm trong phạm vi của bản quy hoạch.
 
Bao nhiêu dự án nhảy vào Sơn Trà?
 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có văn bản giao Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, UBND TP Đà Nẵng xem xét. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam còn  yêu cầu phải thật sự cầu thị, thông tin đầy đủ cho công luận và có báo cáo trước ngày 30-5.
 
Và Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào ngày 22-5. Theo đó, tại thời điểm bắt đầu lập quy hoạch, tháng 12-2013, trên bán đảo Sơn Trà đã có 25 dự án được UBND TP Đà Nẵng chấp thuận đầu tư, trong đó có 18 dự án đầu tư vào du lịch.
 
Trong 18 dự án, có 11 dự án đã được phê duyệt với diện tích hơn 1075 ha, quy mô 5.049 phòng lưu trú. Như vậy, cộng với 7 dự án đã được chấp thuận chủ trương nhưng chưa phê duyệt thì diện tích và quy mô phòng còn cao hơn.
 
Với hơn 1.000ha đất cấp cho các dự án du lịch trên một bán đảo có diện tích tự nhiên 4.439ha, trong đó có 2.591ha thuộc khu dự trữ thiên nhiên, đủ thấy những ai quan tâm tới môi trường sẽ lo ngại như thế nào.
 
Báo cáo của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch cũng khẳng định bản quy hoạch nhằm định hướng phát du lịch đồng thời đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái tốt hơn trên bán đảo Sơn Trà.
 
Theo bản quy hoạch, phạm vi Khu du lịch Quốc gia là 1.056ha nhưng trong ranh giới khu du lịch quốc gia chỉ có 553,6ha được dành cho các dự án và trong số này chỉ khoảng 12,8 ha để xây dựng các cơ sở lưu trú và công trình phụ trợ. Quy mô số phòng lưu trú chỉ còn 1.600 phòng.
 
Nếu so bản quy hoạch với 11 dự án đã được Đà Nẵng cấp phép, thì diện tích giảm xấp xỉ 1/2, số phòng giảm hơn 2/3. Còn nếu kể cả 7 dự án đã có chủ trương thì tỷ lệ này còn nhiều hơn nữa.
 
Những con số này chắc chắn không thể khiến các nhà đầu tư hài lòng.

Điều chỉnh hay không điều chỉnh quy hoạch Sơn Trà?
 
Thời hạn UBND TP Đà Nẵng phải có báo cáo Thủ tướng Chính phủ là trước ngày 30-5.
 
Nếu báo cáo của Đà Nẵng cũng xác nhận quy mô những dự án Đà Nẵng đã chấp thuận chủ trương đầu tư lớn hơn nhiều so với trong bản quy hoạch thì rõ ràng bản quy hoạch không phải là nguyên nhân dẫn tới Sơn Trà bị “bê tông hóa” mà còn là “bệ đỡ” cho những nỗ lực cắt bỏ, điều chỉnh những dự án “bê tông hóa” Sơn Trà. 
 
Theo quy định, nhiệm vụ đầu tiên của UBND TP Đà Nẵng phải thực hiện khi triển khai quy hoạch phát triển du lịch Sơn Trà là tiến hành rà soát các quy hoạch do Đà Nẵng đã phê duyệt, rà soát các dự án trong phạm vi Khu du lịch Quốc gia Sơn Trà.
 
Đây sẽ là một bài toán không dễ và việc Đà Nẵng đồng ý với quy hoạch cũng thể hiện nỗ lực của mình trong việc chấn chỉnh tình trạng cấp phép “quá nóng” từ nhiều năm trước.
 
Chiều nay 28-5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sẽ nghe UBND TP Đà Nẵng và Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch báo cáo. Đây là cuộc họp đầu tiên của Phó thủ tướng với 2 cơ quan trực tiếp liên quan tới việc xây dựng và thực hiện Quy hoạch.
 
Trả lời báo chí mới đây, Phó thủ tướng khẳng định nếu Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, UBND TP Đà Nẵng đề nghị điều chỉnh, ông sẵn sàng ký điều chỉnh quy hoạch nếu giảm quy mô xây dựng, có lợi hơn cho môi trường.
 
Hy vọng với tinh thần cầu thị, lắng nghe, sát thực tiễn, Phó thủ tướng sẽ có một chỉ đạo để Sơn Trà là lá phổi khỏe mạnh của thành phố “đáng sống”, để Sơn Trà không bị băm nát, bê tông hóa bởi các dự án được cấp phép do thiếu tầm nhìn hoặc bị chi phối bởi các lợi ích nhóm.
KHIẾT HƯNG/báo Tuổi Trẻ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quy hoạch Sơn Trà trước sức ép hàng loạt dự án du lịch

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI