Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Thứ tư, 30/10/2024, 10:19:13 AM (GMT+7)
Quản lý và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen hướng tới sự phát triển bền vững
(19:10:06 PM 17/04/2019)(Tin Môi Trường) - Gen là vật liệu di truyền, một dạng tài nguyên hữu hình (thuộc tính của nguồn gen) và vô hình (tri thức liên quan đến nguồn gen), có ý nghĩa khoa học và tầm quan trọng đối với toàn cầu nói chung và từng quốc gia nói riêng. Nguồn gen sinh vật là tài nguyên di truyền có ở tất cả các loài thực vật, động vật, vi sinh vật và các loài nấm, là tài sản vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường.
>> Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN >> Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk >> Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp? >> Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương >> Dự án Dynapath giành giải thưởng Tác Động Bền Vững Nhất tại cuộc thi Sustainable Hospitality Challenge 2024 toàn cầu
Ảnh: IE
* Một tài nguyên vô giá
Theo nhận xét của Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Đặng Huy Huỳnh, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, nước ta có vị trí đặc trưng, nằm ở phía Bắc, vùng chuyển tiếp, giao lưu giữa các luồng sinh vật, là cầu nối giữa các quần xã sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm). Thống kê có khoảng trên 16.400 loài thực vật, trong đó có 13.400 loài thực vật bậc cao có mạch, 3.000 loài thực vật bậc thấp, cùng với khoảng 26.000 loài động vật có xương sống và không xương sống; 7.500 chủng vi sinh vật và hàng nghìn loài nấm phân bố trong tự nhiên trên cạn, vùng đất ngập nước và vùng biển, cùng với hàng vạn các giống, chủng loại cây trồng, vật nuôi do con người thuần hóa trên khắp các vùng miền trong cả nước. Chính sự đa dạng sinh học đã ẩn chứa sự phong phú các nguồn gen sinh vật, cùng với tri thức truyền thống bản địa của các thế hệ cộng đồng người Việt đã phát hiện, lựa chọn sử dụng các nguồn gen quý có giá trị trong cuộc sống.
Sự đa dạng nguồn gen trong thiên nhiên, trong xã hội nhân văn ở Việt Nam đã và đang sẽ là một tài nguyên vô giá góp phần vào thành tựu của kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, dược phẩm, là nền tảng trong công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, mỹ nghệ, xây dựng, kiến trúc, du lịch sinh thái, văn hóa nghệ thuật, điêu khắc kể cả trong đời sống tâm linh của cộng đồng. Đây cũng là nền tảng góp phần làm ra các sản phẩm độc đáo mang tính cạnh tranh cao cho các doanh nghiệp, các chủ trang trại ở các vùng nông thôn, miền núi, biển đảo, là chỗ dựa bền vững trong an ninh lương thực, an ninh môi trường, an sinh xã hội trong chiến lược phát triển bền vững quốc gia.
Giá trị, tiềm năng kinh tế-văn hóa bởi các nguồn gen hiện hữu trong các vùng, miền ở Việt Nam là rất lớn, trong đó có một số nguồn gen quý, đặc hữu trong môi trường tự nhiên nhiệt đới như sâm Ngọc Linh, cẩm lai, pơ mu,dẻ tùng sọc trắng...; voọc mũi hếch, voọc Cát Bà, cá cóc Tam Đảo và các loài bản địa như lợn Móng Cái, lợn ỉ, bò vàng, bò u đầu rìu, bò HMông, cừu Phan Rang, chó Phú Quốc, gà ri, gà Hồ, gà Đông Tảo, gà mía, gà ác...Đây là những di sản thiên nhiên được tạo ra bởi một kho tàng tri thức bản địa qua các thế hệ của 54 cộng đồng các dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam, là tài sản vô cùng quý báu, có tầm quan trọng trong nền kinh tế xanh, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Hiện các nguồn gen đang bị mất và suy giảm do áp lực dân số ở các vùng miền, cùng với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và sự xâm nhập của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại… Bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách, khuyến khích, lưu giữ, bảo tồn gen bản địa ở từng địa phương còn hạn chế. Quy trình trao đổi quốc tế qua hình thức thương mại, du lịch, nghiên cứu khoa học chưa chặt chẽ, bài bản, chưa có sự hướng dẫn cụ thể trong các hoạt động quản lý, giám sát việc tiếp cận nguồn gen. Mặt khác, cơ chế tiếp cận và chia sẻ lợi ích có được từ việc trao đổi, sử dụng nguồn gen giữa các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và ngoài nước chưa cụ thể và phù hợp. Cộng đồng địa phương chưa được hưởng lợi trực tiếp từ các kiến thức truyền thống cùng với công sức lao động của họ trong việc gìn giữ, bảo quản, trao đổi các nguồn gen với các bên có liên quan (nhà sản xuất, nhà quản lý, nhà khoa học, giáo dục, cộng đồng dân cư...).
* Quản lý tiếp cận và chia sẻ lợi ích
Ngày 17/3/2014, Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 31 của Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen, chia sẻ công bằng và hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen (ABS). Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì, phối hợp với các bên liên quan xây dựng, trình Chính phủ Dự thảo Nghị định về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen. Ngày 12/5/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2017 về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2017. Đây là cơ sở pháp lý xuyên suốt trong quản lý bảo tồn và chia sẻ lợi ích thu được từ nguồn gen sinh vật ở Việt Nam nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. Nghị định được xây dựng trên nguyên tắc Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ quyền đối với toàn bộ nguồn gen trên lãnh thổ quốc gia.
Bên tiếp cận là tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được thực hiện hoạt động tiếp cận nguồn gen khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển nguồn gen. Việc chia sẻ lợi ích từ sử dụng nguồn gen phải đảm bảo công bằng, hợp lý giữa các bên có liên quan và góp phần quản lý hiệu quả tài nguyên sinh học, thúc đẩy các quá trình nghiên cứu khoa học và thương mại hóa nguồn gen, chú trọng đến vai trò của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên di truyền. Theo Nghị định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen gồm có Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với nguồn gen của giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản và giống cây lâm nghiệp; Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với các trường hợp không thuộc quy định nêu trên.
Các đối tượng phải đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen là các tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu tiếp cận nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam vì bất cứ mục đích nào. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu đưa nguồn gen được tiếp cận ra nước ngoài. Đối tượng là cá nhân đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen theo quy định trên phải đáp ứng các yêu cầu là có bằng cấp chuyên môn (từ đại học trở lên) về một trong các lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học, dược học và khoa học nông nghiệp. Là thành viên của tổ chức khoa học và công nghệ đang hoạt động theo quy định pháp luật của quốc gia nơi tổ chức được thành lập trong các lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học, dược học, khoa học nông nghiệp và được tổ chức này bảo lãnh bằng văn bản.
Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Đặng Huy Huỳnh cho rằng, nguồn gen sinh vật là một tài sản quốc gia, là cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng. Do vậy, phải coi các nguồn gen ở trong thiên nhiên hay do con người tạo ra bằng tri thức, bằng lao động sáng tạo trong các hệ sinh thái là tài sản quý giá, là lợi thế quan trọng tạo đòn bẩy sức mạnh cạnh tranh trong các ngành kinh tế, trong khởi nghiệp dựa vào tài nguyên sinh học. Để quản lý nguồn gen hiệu quả và có cơ chế trong việc chia sẻ lợi ích từ nguồn gen, trong thời gian tới, cần triển khai ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, phù hợp điều kiện khí hậu Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, giám định rõ thuộc tính khoa học và giá trị đích thực của các nguồn gen, đặc biệt các nguồn gen quý, đặc hữu. Đồng thời phân định rõ các nguồn gen quý, đặc hữu, các tri thức truyền thống liên quan đến nguồn gen hiện hữu làm cơ sở cho việc quản lý, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen.
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ quốc gia về các nguồn gen ở Việt Nam, đặc điểm phân bố, tình trạng cùng với các nguồn kiến thức bản địa truyền thống liên quan đến các nguồn gen sinh vật, đặc biệt các nguồn gen quý, đặc hữu làm cơ sở cho công tác bảo tồn phát triển. Ứng dụng công nghệ sinh học (công nghệ gen, công nghệ tế bào) để biến các nguồn gen có giá trị kinh tế thành sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường trong nước và quốc tế mang lại lợi ích thiết thực cho các bên liên quan (nhà nước, nhà khoa học, nhà sở hữu nguồn gen, nhà sản xuất, nhà hoạch định chính sách, cộng đồng...)
Đầu tư nguồn lực đào tạo khoa học và công nghệ, tài chính, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cho công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ cho công tác điều tra, giám định phục vụ công tác bảo tồn, quản lý và sử dụng thông minh, bền vững các nguồn gen ở Việt Nam. Coi đầu tư để bảo tồn và phát triển nguồn gen là đầu tư cho nguồn tài nguyên của quốc gia. Giao quyền sử dụng đất (nơi đang lưu giữ các nguồn gen thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm...) lâu dài ổn định cho cá nhân, các tổ chức bảo tồn, lồng ghép các chính sách bảo tồn với các chính sách về khoa học và công nghệ để phát huy tiềm năng các nguồn gen trong nông nghiệp, nông thôn, trong công nghiệp, trong đô thị sinh thái, trong các vùng địa lý sinh học. Có chế độ khuyến khích, ưu đãi đặc thù cho các doanh nghiệp, tư nhân đầu tư cho công tác bảo tồn-phát triển các nguồn gen có giá trị kinh tế vào sản xuất, công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tăng cường công tác truyền thông nâng cao ý thức cho cộng đồng, đặc biệt ở các vùng miền núi, hải đảo về ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc bảo tồn, sử dụng nguồn gen sinh vật trong phát triển bền vững.
Danh Hồng
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
- TS NGUYỄN NGỌC SINH, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam: “Hướng tới cộng đồng, chung sức cùng cộng đồng”
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.