Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Nước mặn xâm thực và sạt lở đất ở Phú Quốc (Kiên Giang)
(07:57:10 AM 14/08/2012)Tại giếng khoan của Trạm khí tượng Hải văn Phú Quốc ở khu phố 2, thị trấn Dương Đông đã bị nhiễm mặn trong hơn 5 năm qua. Kỹ Sư Nguyễn Văn Hưng, Trạm trưởng Trạm khí tượng Hải văn Phú Quốc cho biết: Giếng khoan này được khoan cách đây 13 năm, độ sâu hơn 50 m. Trước đây, nguồn nước ngọt ở giếng khoan rất dồi dào, đủ cung cấp nước sinh hoạt cho hàng chục hộ dân trong khu vực. Hiện nay, nước trong giếng khoan đã bị nhiễm mặn trầm trọng do nước biển xâm thực vào đất đảo. Cùng trên địa bàn này và nhiều nơi khác ở đảo Phú Quốc thời gian gần đây, một số giếng khơi chứa nước ngọt của bà con cũng bị nhiễm mặn, ảnh hưởng bất lợi đến đời sống và sản xuất.
Ảnh minh họa
Một biểu hiện khác của hiện tượng BĐKH đang tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân trên đảo là tình trạng sạt lở tại một số bãi biển, khu vực ven biển có đông dân cư sinh sống, nước nhiễm mặn hoặc khan hiếm nước ngọt đang gây không ít khó khăn trong đời sống người dân. N gười dân sinh sống ven biển thuộc địa bàn các khu phố 3, 6 và 9, thị trấn Dương Đông luôn thấp thỏm nỗi lo đất lở do nước biển xâm thực, nhất là vào cao điểm của mùa mưa bão, nhiều nơi đất đã sạt lở vào sát nhà dân. Ngôi nhà của hộ ông Huỳnh Văn Bộ, khu phố 9, thị trấn Dương Đông hiện đã bị nứt tường do sụt lún, sạt lở đất và còn nhiều những nhà hộ dân khác ven biển đứng trước nguy cơ sụp đổ. Triều cường, sạt lở đất xảy ra vào giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch. Để bảo vệ tài sản, chống xói lở, người dân đầu tư nhiều công sức và tiền của làm bờ kè chắn sóng, hạn chế sạt lở. Ngành chức năng huyện đảo Phú Quốc chưa thống kê chính xác những điểm, khu vực lở đất và nguy cơ sạt lở cao để đề ra các giải pháp ứng phó, di dời nhà ở hộ dân đến nơi an toàn. Ông Huỳnh Văn Bộ, khu phố 9, thị trấn Dương Đông lo lắng: Đầu tư kè chắn sóng để ngăn chặn, hạn chế sạt lở, bảo vệ nhà ở không sụp xuống biển chỉ là giải pháp tình thế, tạm thời trước mắt, về lâu dài không đảm bảo an toàn, nhưng rất tốn kém. Người dân chúng tôi đang đối mặt, hứng chịu những tác động bất lợi của BĐKH và nước biển dâng. Tiếp đến , tình trạng sạt lở, mất đi rừng dương (phi lao) ở Bãi Dài thuộc xã Gành Dầu (Phú Quốc) đang diễn biến khá phức tạp. Ông Phan Văn Trung ở Bãi Dài, ấp Gành Dầu, xã Gành Dầu nói: Khoảng 2 năm trở lại đây, nạn sạt lở Bãi Dài diễn ra có đoạn từ mé biển lở sâu vào từ 8 - 10 m, rất nhiều cây dương cổ thụ bật gốc, đổ ngã có nguy cơ làm mất đi rừng dương.
Sạt lở, sụt lún mặt đất, mặn xâm thực và suy giảm mạch nước ngầm đang có những diễn biến xấu trên đảo Phú Quốc. Huyện Phú Quốc đang triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường, mạch nước ngầm và bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên trên đảo, nhằm ứng phó với BĐKH và nước biển dâng. Theo đó, kêu gọi cộng đồng xã hội và mọi người dân sinh sống trên đảo hãy chung tay hành động vì một môi trường xanh - sạch - đẹp của hòn đảo ngọc Phú Quốc bằng những việc làm cụ thể, thiết thực nhất như: trồng cây gây rừng, không gây ô nhiễm ở các bãi biển, bảo vệ và sử dụng hợp lý mạch nước ngầm trên đảo… Trước mắt, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn thành các khu dân cư, khu đô thị để di dời những hộ dân đang sinh sống ở những khu vực có nguy cơ sạt lở; triển khai thực hiện quy hoạch phát triển rừng trên cơ sở trồng và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển, rừng gỗ lớn nguyên sinh của đảo.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.