Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Nhận lương 200 triệu mỗi tháng không biết xấu hổ với dân
(19:32:31 PM 27/08/2013)“Cống thoát nước hư hỏng, đường xá xuống cấp không có tiền sửa, phải vận động nhân dân đóng góp kinh phí mà dân thì có dư giả gì, khó khăn chồng chất. Vậy mà các ông giám đốc thuộc lĩnh vực này lại có lương trên 10.000 USD mỗi tháng”.?
Văn phòng UBND TP HCM vừa có thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Mạnh Hà về việc 3 công ty thuộc khối công ích chi lương lãnh đạo cao bất thường, gấp hàng chục lần so với người lao động.
Cụ thể: Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị chi lương cả năm 2012 cho Giám đốc là 2,6 tỷ đồng (hơn 200 triệu đồng mỗi tháng), Chủ tịch Hội đồng thành viên 1,6 tỷ đồng, Kế toán trưởng 1,67 tỷ đồng. Còn tại Công ty TNHH một thành viên Chiếu sáng công cộng TP HCM, lương Giám đốc cũng ở mức 2,2 tỷ đồng, Chủ tịch Hội đồng thành viên 2,4 tỷ đồng, Phó giám đốc 1,9 tỷ đồng và Kế toán trưởng 1,7 tỷ đồng.
Tương tự tại Công ty TNHH một thành viên Công trình giao thông Sài Gòn chi lương cho Giám đốc được 856 triệu đồng, Chủ tịch Hội đồng thành viên là 853 triệu đồng, lương của Phó giám đốc 584 triệu đồng và Kế toán trưởng 716 triệu đồng mỗi năm.
Sự việc trên đã nhận được hàng trăm phản hồi ngỡ ngàng, bức xúc của cộng đồng mạng.
‘Quá khủng khiếp’
Cộng đồng mạng cho rằng số tiền lương mà các giám đốc, chủ tịch hội đồng thành viên, kế toán trưởng của các công ty này nhận đươc là quá cao, ngoài sức tưởng tượng.
“Quá khủng khiếp, một năm thu nhập 2,6 tỷ đồng quả là một con số không tưởng so với một công ty dịch vụ công ích”, độc giả Truong Hoang ngạc nhiên. “Ôi trời, đọc xong tôi tôi xuýt té ngửa với mức của các vị này. Sao lương công chức các đơn vị dịch vụ công mà cao quá trời vậy. Bảo sao chi phí điện, nước, dịch vụ... suốt ngày tăng”, bạn đọc Anh Dũng bàng hoàng.
Còn độc giả Bình tính nhẩm: “Một tháng tôi thu nhập 4 triệu thì một năm tôi sẽ có 48 triệu, 30 năm tôi mới có được 1tỷ 440 triệu đồng. Đó là tôi tính theo kiểu không chi tiêu, ăn uống, nhịn đói, không mặc gì hết, đi chân đất làm cả đời đến khi về hưu cũng không có. Tôi có nằm mơ cũng không dám mơ nữa chứ sao dám nghĩ đến con số 2,6 tỷ?”. “Đọc xong tôi hoa mắt chóng mặt quá! Tại sao vậy nhỉ?”, độc giả T.Dung hài huớc.
Bất bình giữa mức lương với thực tế làm được
Nhiều độc giả cho rằng thực trạng TP HCM mưa là ngập, hết mưa cũng ngập, nắng nóng cũng ngập, cơ sở hạ tầng đường xá xuống cấp…, vậy mà mức lương họ nhận là "quá khủng khiếp" không xứng đáng với những gì mà họ đã làm được và cống hiến cho xã hội hiện nay. Trong khi những công nhân trực tiếp làm công việc này thì lương họ nhận chỉ "bằng móng tay" của các vị.
Bạn đọc nick name Pei nói: “Cống thoát nước hư hỏng, đèn điện thì lúc sáng lúc không, đường xá thì xuống cấp bị ngập không có tiền sửa, phải vận động nhân dân đóng góp kinh phí mà dân thì có dư giả gì, khó khăn chồng chất. Vậy mà các ông giám đốc thuộc lĩnh vực này “ngửa tay” nhận lương trên 10.000 USD mỗi tháng, không biết xấu hổ với dân à ?”.
“Đúng thế, sao không đưa mấy vị lương khủng này đi nạo vét cống một lần thôi, để họ biết thế nào là sự cực nhọc của người công nhân mà họ đang quản lý. Tôi nghĩ họ chỉ cần nhìn thôi là đã muốn bỏ chạy rồi chứ đừng nói là lội xuống dưới đó hàng giờ. Không biết lương tâm họ khi nhận lương khủng như vậy nằm ở đâu?", độc giả nick name Henness.087 bức xúc. “Hèn gì ở TP HCM mưa là ngập, chưa mưa cũng ngập, hết mưa cũng ngập, nắng nóng cũng ngập thì ra là vậy đó”, bạn đọc Nguyễn Ngọc Huy nói.
Cần phải làm rõ và xử lý nghiêm
Nhiều người đặt câu hỏi nghi vấn trước tình trạng thu nhập bất thường “một trời một vực” giữa giám đốc so với người lao động. “Không thể tưởng tượng được khi lương trên trời mà chất lượng công trình cấp thoát nước của thành phố thì be bét, xuống cấp trầm trọng, dịch vụ công ích phụ vụ người dân thì chẳng tới đâu”, độc giả Nguyen David nói.
“Đúng thế, tôi nghe từ "công ích" sao mà nghe xót lòng? Phát hiện thì khắc phục, còn không phát hiện thì ... ? Sau sự việc này còn bao nhiêu đơn vị "công ích" nữa chưa bị lộ nhỉ? Lương chuyên viên công chức, công nhân thì chỉ 3 triệu đồng mà đi làm cực nhọc”, độc giả Đ.Thanh bức xúc.
“Không biết họ dùng cơ chế nào để trả lương như vậy? Nếu người lao động có mức lương bình quân đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong gia đình thì không nói làm gì. Có lẽ cần xem xét lại cơ chế trả lương ở những đơn vị này?", độc giả Manh Thanh Ha nói. “Tại sao chỉ truy thu tiền chi sai thôi, còn tiền lãi suất, trách nhiệm nữa thì sao? Tôi nghĩ việc này cần phải làm rõ và xử lý nghiêm mới đủ tính răn đe. Họ làm vậy trong khu nhân viên phải đi đào cống, thông cống lúc giữa trưa, lương thì ít ỏi, đổ bệnh thì phải tự lo” độc giả Phong bức xúc.
Còn độc giả Kim nói: “Vấn đề này không phải cứ phát hiện sai tới đâu thì thu hồi lại tới đó, không lẽ mỗi năm mỗi tháng phải kiểm tra để phát hiện sai và thu hồi lại sao?”. “Tôi mong cơ quan chức năng vào cuộc điều tra tài chính các cơ quan này, lương của giám đốc dịch vụ công ích mà lại cao như thế, nguồn đó từ đâu ra? Vì tiền nuôi cả mộ bộ máy hành chính là tiền của dân đóng thuế. Cơ quan chức năng cần phải có giải trình về vấn đề này cho người dân biết”, độc giả Vo Van ý kiến.
Ý kiến bạn đọc về: Nhận lương 200 triệu mỗi tháng không biết xấu hổ với dân
-
võ thành nhân (23:27:58 PM 03/09/2013)góp ý
Hợp đồng ở đâu mà kí hoài vậy mấy ông, tiền đóng góp của người lao động nghèo đó thôi
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.