»

Thứ sáu, 22/11/2024, 01:35:37 AM (GMT+7)

Nhận chìm 1 triệu m3 "vật chất": Nhiều nguy cơ với môi trường

(18:01:00 PM 08/07/2017)
(Tin Môi Trường) - Việc “nhận chìm” 1 triệu m3 "vật chất" tại vùng biển Bình Thuận không chỉ đe dọa môi trường Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Cau, mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản và rạn san hô khu vực này.

Nhận[-]chìm[-]1[-]triệu[-]m3[-]"vật[-]chất":[-]Nhiều[-]nguy[-]cơ[-]với[-]môi[-]trường

Một góc khu vực nuôi tôm giống của người dân Vĩnh Tân, phía xa xa là Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân - Ảnh: ĐÔNG HÀ
 
Đây là ý kiến của các nhà khoa học và lãnh đạo các địa phương tỉnh Bình Thuận tại buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ TN&MT vào ngày 7-7 liên quan đến việc cấp giấy phép nhận chìm gần 1 triệu m3 "vật chất" của Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (Công ty TNHH nhiệt điện Vĩnh Tân 1) tại vùng biển Bình Thuận.

Đã “làm hết trách nhiệm”
 
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Linh Ngọc, thứ trưởng Bộ TN&MT, khẳng định bộ này đã “làm hết trách nhiệm”, đồng thời cam kết sẽ làm chặt chẽ để làm sao vừa phát triển kinh tế bền vững vừa bảo vệ môi trường sống của bà con nhân dân tỉnh Bình Thuận.
 
“Chúng tôi không quên chuyện lấy môi trường để đánh đổi phát triển kinh tế” - ông Ngọc nói.
 
Ông Phạm Ngọc Sơn - phó tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Biển hải đảo (Bộ TN&MT) - cũng cho rằng việc cấp phép đã được xem xét rất kỹ với thời gian gần một năm.
 
Theo ông Sơn, số vật chất được nhận chìm này không phải là chất thải từ quá trình sản xuất mà là vật chất của biển, chuyển từ nơi này sang nơi khác. Trước khi cấp phép, bộ đã thành lập hội đồng thẩm định với 22 nhà khoa học phản biện, góp ý và đa số các nhà khoa học đồng ý.
 
Ngoài ra, giấy phép của Bộ TN&MT đã yêu cầu thực hiện nghiêm ngặt việc giám sát (do cơ quan độc lập thực hiện) cũng như quan trắc các chỉ số môi trường tại 13 điểm trước, trong và ngay sau khi nhận chìm để có số liệu so sánh.
 
Ông Phan Ngọc Cẩm Thành - phó tổng giám đốc Công ty TNHH nhiệt điện Vĩnh Tân 1 - cũng cam kết không để xảy ra sự cố môi trường, bồi thường thiệt hại nếu xảy ra sự cố.
 
Lo ngại có cơ sở
 
Cũng tại buổi làm việc, nhiều ý kiến lo ngại rằng vùng biển này chỉ cách Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Cau khoảng 8km và không xa khu vực nuôi tôm giống, cá lồng bè của bà con ngư dân Vĩnh Tân.
 
Hơn nữa, khu vực biển này có đặc trưng là chảy vào Hòn Cau vào mùa gió đông bắc và nước chảy về vùng nuôi tôm giống, cá lồng bè vào mùa gió nam, chưa kể rạn san hô tại vùng biển này rất nhạy cảm với môi trường.
 
Ông Nguyễn Ngọc Hai - chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận - cho rằng sự lo ngại của người dân và các nhà khoa học là có cơ sở, do đây là lần đầu tiên VN cấp phép nhận chìm ở biển, nhất là tại vùng biển có những đặc trưng riêng và Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Cau.
 
Trong khi đó, tất cả những tính toán, số liệu dù kỹ lưỡng đến mức nào cũng không thể đảm bảo tuyệt đối 100%.
 
Ông Huỳnh Quang Huy - chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Bình Thuận - cho rằng nếu xảy ra sự cố, không chỉ ảnh hưởng tại vùng biển Bình Thuận mà còn lan đến bãi Cà Mau, vịnh Cam Ranh. Do đó, ông Huy đề nghị nhận chìm là phải đánh giá, so sánh thông số môi trường ngay.
 
“Chứ đổ xong rồi mới đánh giá thì làm sao khắc phục được? Đổ trước rồi sau ba tháng mới đánh giá lại sẽ rất nguy hiểm” - ông nói.
 
Theo ông Trương Khương Hải - phó giám đốc Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bình Thuận, quá trình vận chuyển bùn từ nơi này sang nơi khác sẽ tạo ra phôtphat và cá sẽ ăn, nên cần nghiên cứu vấn đề này.
 
Nhiều ý kiến cũng đề nghị ngoài 13 điểm quan trắc mà chủ đầu tư đề xuất, cần phải tăng thêm khoảng 10 điểm quan trắc ở ven bờ, ở những vùng nước hai dòng hải lưu gặp nhau phía Mũi Né, Phan Thiết. Thời gian quan trắc phải kéo dài thêm nhiều tháng, thậm chí cả một năm sau khi nhận chìm xong.
 

Giấy phép “nhận chìm” đầu tiên tại VN

 
Theo “giấy phép nhận chìm ở biển” được Bộ TN&MT cấp cho Công ty TNHH nhiệt điện Vĩnh Tân 1 vào ngày 23-6, công ty này sẽ được phép nhận chìm gần 1 triệu m3 “vật chất” phát sinh từ việc nạo vét vũng quay tàu trước bến chuyên dùng của nhà máy, gồm 20% là bùn trầm tích và 80% là cát, vỏ sò, cát kết phong hóa, đá phong hóa...
 
Địa điểm để nhận chìm số vật chất trên là khu vực biển ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong với diện tích 30ha, thực hiện từ ngày ký đến 31-10-2017. Đây được coi là giấy phép nhận chìm ở biển đầu tiên được cấp tại VN, sau khi các luật liên quan có hiệu lực.
Đông Hà- Đức Trong/báo Tuổi trẻ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhận chìm 1 triệu m3 "vật chất": Nhiều nguy cơ với môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI