»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:01:40 PM (GMT+7)

Nhà nào rác nấy

(00:52:06 AM 17/01/2019)
(Tin Môi Trường) - Theo dõi cuộc “khủng hoảng rác” tại Hà Nội những ngày qua, tôi tự hỏi: Các nhà quản lý có đảm bảo rằng những vụ việc tương tự sẽ không tái diễn, dù ở Hà Nội hay các nơi khác?

Hãy gõ cụm từ "chặn xe vào bãi rác", phép tìm kiếm cho ra đến 290.000 kết quả. Hành động này diễn ra ở hầu hết các tỉnh thành lớn của Việt Nam, trong nhiều năm. Nó khiến tôi tự hỏi, điều gì đã khiến "chặn xe vào bãi rác" trở nên phổ biến?

 

Nhà[-]nào[-]rác[-]nấy
 
Năm ngoái, con gái tôi nhập học một trường mẫu giáo ở Vancouver, Canada. Một trong những bài học đầu tiên mà cháu mang về nhà là tờ hướng dẫn phân loại rác sinh hoạt. Cháu dán tờ hướng dẫn lên tường và "giảng" cho ông bà, bố mẹ: loại nào được tái chế, loại nào làm phân bón, loại nào chuyển ra bãi rác. Cháu tích cực đóng vai trò như một "thanh tra môi trường" ngay trong nhà để đảm bảo gia đình chúng tôi phân loại rác đúng như hướng dẫn, cho tới tận bây giờ.
 
Chương trình giáo dục và truyền thông môi trường rất được coi trọng tại Canada, bắt đầu từ những học sinh mẫu giáo như vậy. Nhưng không chỉ tập trung vào nhận thức và hành vi của con người, mà kèm theo đó là một hệ thống hạ tầng "cứng".
 
Cơ sở hạ tầng chung cho toàn vùng đô thị Vancouver, gồm thành phố Vancouver và 21 đô thị vệ tinh, được tổ chức hệ thống thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý và chôn lấp rác với  thiết kế và trang bị cực kỳ hoàn chỉnh. Họ đang quản lý lượng chất thải đã được phân loại kia một cách hiệu quả nhất về kinh tế và môi trường. Rác hữu cơ được làm phân bón; kim loại, thủy tinh, nhựa, giấy được tái chế; các loại rác vô cơ không thể tái chế được đốt rác phát điện; chỉ còn lại tro từ lò đốt và những loại hỗn tạp khác không thể tận dụng mới đem đi chôn lấp tại bãi rác.
 
Nhưng chưa hết, khí sinh học từ bãi chôn lấp được thu gom đốt phát điện và bán với giá cao hơn khí thiên nhiên thông thường vì được chứng nhận là "khí thiên nhiên tái tạo". Vận hành toàn bộ hệ thống này là các công ty tư nhân được nhà nước lựa chọn thông qua đấu thầu và ký hợp đồng có thời hạn.
 
Nhờ thi hành chính sách phân loại rác triệt để tại nguồn và đầu tư vào cơ sở hạ tầng quản lý rác hoàn chỉnh, Vancouver đã đặt ra một mục tiêu cực kỳ tham vọng - thậm chí trở thành đề tài tranh cãi trên toàn cầu: trở thành "Thành phố không rác thải" (Zero waste city) vào năm 2040 - đạt tỷ lệ rác thải chôn lấp là 0% so với 37% hiện nay.
 
Những bài học quản lý rác thải tại các đô thị hiện đại như Vancouver, Tokyo hay Singapore, có lẽ các nhà quản lý Việt Nam đã thuộc nằm lòng nhờ những chuyến xuất ngoại để tham quan "học hỏi kinh nghiệm" mà năm nào cũng diễn ra. Nhưng, nếu chỉ tính từ khi bộ Luật Bảo vệ Môi trường đầu tiên của Việt Nam được thông qua năm 1993, thì đã hơn một phần tư thế kỷ trôi qua, Việt Nam vẫn loay hoay với bài toán quản lý rác thải. Có khoảng 80%-90% lượng rác thải sinh hoạt đang bị chôn lấp.
 
Những nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ từ rác tại Việt Nam mà tôi từng có dịp tham quan như Vietstar, Seraphin hay Tâm Sinh Nghĩa đã phải trả lại bãi rác để chôn lấp trên 50% lượng rác nhận vào chính là do thành phần rác quá hỗn tạp mà những "động cơ chạy bằng cơm" kết hợp với máy móc cũng không thể nào phân tách nổi.
 
Nguy hại hơn, số liệu của Bộ Tài Nguyên môi trường cho thấy trong tổng số 660 bãi chôn lấp rác quy mô từ cấp huyện trở lên, có đến 455 bãi rác không hợp vệ sinh, chiếm 69%. Đó là những bãi chôn lấp hở và thiếu thốn các giải pháp quản lý mùi hôi, nước rỉ rác hay ruồi nhặng. Trong khi tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh và tài nguyên đất ngày càng khan hiếm, rõ ràng việc tồn tại những bãi rác như lâu nay mà thiếu một tầm nhìn chiến lược quốc gia về quản lý rác có tính khả thi và thực tiễn, thì "phong trào" chặn xe vào bãi rác như một sự phản kháng tất yếu xảy ra.
 
Đền bù thỏa đáng cho các hộ dân trong vùng ảnh hưởng của các bãi rác như một số lãnh đạo đã trả lời là cách chỉ có thể chạm vào phần nổi của tảng băng mà không thể giải quyết tận gốc của vấn đề. Giải quyết khủng hoảng rác phải trả lời được một câu hỏi "xứng tầm": Làm thế nào để giảm thiểu các chất thải phải chôn lấp, hướng đến giảm thiểu số lượng cũng như quy mô các bãi chôn lấp rác?
 
Không bao giờ quá muộn nếu thực sự muốn đem lại một điều gì đó tốt đẹp cho xã hội. Chính quyền hãy bắt đầu với phân loại rác. Phân loại rác không chỉ giúp quản lý rác dễ dàng mà còn tối ưu hóa giá trị kinh tế của rác để tái chế, tái sử dụng. Đã đến lúc Chính phủ giao nhiệm vụ cho các chính quyền đô thị quyết liệt thực hiện phân loại rác tại nguồn. Những chính sách như cấm đốt pháo hay bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy đã thành công là nhờ sự quyết liệt. Và tôi tin phân loại rác cũng có thể làm như thế.
 
Nếu không giải được bài toán phân loại rác thì Việt Nam mãi mãi sẽ chỉ loay hoay với vòng luẩn quẩn chôn lấp rác và "chặn xe vào bãi rác" như lâu nay.
 
Có lẽ nhiều người sẽ hỏi ngay: "Đầu tiên là tiền đâu?" Hơn 10 năm làm tư vấn cho các quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính chuyên đầu tư vào môi trường ở Đông Nam Á, cá nhân tôi nhận thấy vấn đề không phải là tiền, mà vấn đề nằm ở chính sách để có thể tạo ra các dự án đầu tư có tính khả thi. Một quốc gia có cơ chế pháp lý minh bạch và ổn định cùng với đội ngũ nhân viên công quyền liêm chính, thì quốc gia ấy tự thân có mãnh lực thu hút các dòng tiền.
 
Phải hiểu rác như chính những người đi gom rác và xem rác là nguồn tài nguyên quốc gia, khi ấy, ta mới xây dựng được một chiến lược quản lý rác có tính khả thi và thực tiễn.

Nguyễn Đăng Anh Thi - Chuyên gia Năng lượng và Môi trường
(Theo VnExpress)
Từ khóa liên quan: Nhà nào, rác nấy, Hà Nội
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhà nào rác nấy

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI