»

Thứ năm, 21/11/2024, 20:36:21 PM (GMT+7)

Ngày Voi thế giới 12/8: Biến tiêu hủy ngà voi trở thành thông lệ tại Việt Nam

(10:42:13 AM 12/08/2019)
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/8, người dân trên khắp thế giới sẽ kỷ niệm Ngày Voi thế giới nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ voi.

Tại Việt Nam, công tác đấu tranh xử lý tội phạm về ngà voi đã đạt được những kết quả nhất định, đặc biệt, trong nhiều vụ án liên quan đến một số lượng lớn ngà voi, các cấp tòa án đã ra quyết định tiêu hủy tang vật. Việc tiêu hủy ngà voi không chỉ là bước đi đúng đắn, thể hiện quyết tâm không khoan nhượng với các vi phạm về voi mà còn góp phần vào “tuyên ngôn chung” bảo vệ loài voi của hàng chục quốc gia trên thế giới.

 

Ngày[-]Voi[-]thế[-]giới[-]12/8:[-]Biến[-]tiêu[-]hủy[-]ngà[-]voi[-]trở[-]thành[-]thông[-]lệ[-]tại[-]Việt[-]Nam
 
Tháng 11/2016, Việt Nam lần đầu tiên tiêu hủy 2,1 tấn ngà voi và hàng trăm kg sừng tê giác tại Hà Nội. Đây là một bước tiến tích cực thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc xử lý các tang vật là ngà voi và sừng tê giác thu giữ được từ các vụ vận chuyển và buôn bán trái phép. Sau sự kiện này, đầu năm 2017, cơ quan chức năng thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) đã tiêu hủy 43 chiếc ngà voi – sau khi Tòa án nhân dân thành phố Lào Cai ra quyết định tiêu hủy tang vật. 
 
Bên cạnh Lào Cai, trong tất cả các vụ án có tang vật ngà voi được các cấp Tòa án thành phố Hà Nội đưa ra xét xử trong thời gian vừa qua, Tòa án các cấp tại Hà Nội đều tuyên tiêu hủy toàn bộ số ngà voi thu giữ trong mỗi vụ án. Điển hình là quyết định tiêu hủy gần 1 tấn ngà voi tang vật trong một vụ bắt giữ ngà voi tại Thường Tín được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử vào tháng 3/2019 vừa qua. Những quyết định tiêu hủy ngà voi của Lào Cai, Hà Nội đã nhận được sự hoan nghênh của các tổ chức bảo tồn và dư luận, là hình mẫu để các địa phương khác có những động thái tương tự với tang vật ngà voi.
 
Tuy nhiên, so với khối lượng hơn 53 tấn ngà voi được thu giữ trong 10 năm từ năm 2010 – 2018 và đang tiếp tục tăng theo cơ sở dữ liệu vi phạm về ĐVHD của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) thì số lượng những vụ tiêu hủy ngà voi ở Việt Nam còn chưa tương xứng. Sự kiện tiêu hủy tập trung 2,1 tấn ngà voi cuối năm 2016 là một sự khởi đầu đáng tự hào. Vì vậy, hoạt động tiêu hủy ngà voi cần trở thành một thông lệ và được tiếp nối bằng các hành động quyết tâm tiếp theo để tránh dư luận cho rằng sự kiện này chỉ có ý nghĩa “phô diễn” trước thềm một sự kiện quốc tế quan trọng. Theo quan điểm của ENV, việc thu giữ ngà voi chưa phải là đích đến cuối cùng của mỗi vụ bắt giữ.   
 
Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc ENV cho biết: “Chỉ tính riêng từ đầu năm 2017 tới nay, ENV đã ghi nhận nhiều vụ vận chuyển trái phép ngà voi, sừng tê giác và các sản phẩm ĐVHD qua các sân bay, hải cảng với tổng khối lượng tang vật bị thu giữ lên đến hàng chục tấn. Việc bắt giữ và xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm trong những năm qua là tín hiệu tích cực đóng góp vào nỗ lực chung triệt phá các đường dây tội phạm về ĐVHD. Bên cạnh đó, ENV cho rằng, việc quan tâm, xử lý tang vật liên quan tới các vụ án này cũng vô cùng cần thiết. ENV đề xuất Việt Nam cần tiến hành tiêu hủy tang vật ngà voi, sừng tê giác thường niên để khẳng định cam kết của Việt Nam trong nỗ lực bảo tồn voi, tê giác toàn cầu.”
 
Ngày[-]Voi[-]thế[-]giới[-]12/8:[-]Biến[-]tiêu[-]hủy[-]ngà[-]voi[-]trở[-]thành[-]thông[-]lệ[-]tại[-]Việt[-]Nam
Lần đầu tiên Việt Nam tiêu huỷ 2,1 tấn ngà voi vào năm 2016
 
Trong bối cảnh Việt Nam bị cộng đồng quốc tế đánh giá vừa là thị trường tiêu thụ và địa bàn trung chuyển ngà voi đặc biệt quan trọng, việc xử lý nghiêm các đối tượng phạm tội và tuyên tiêu hủy ngà voi sẽ góp phần khẳng định quyết tâm triệt phá các đường dây tội phạm buôn bán ngà voi trái phép của Việt Nam. Một số ý kiến cho rằng việc tiêu hủy ngà voi là một hành động lãng phí vì giá trị đặc biệt lớn và số lượng ngà này có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cũng như giảm việc tiếp tục sát hại voi tại châu Phi. Tuy nhiên, việc buôn bán ngà voi tịch thu trong các vụ bắt giữ không những trái với quy định của pháp luật quốc tế mà còn tiếp tục thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ và sử dụng ngà voi và do đó càng đẩy các loài voi châu Phi đến bờ tuyệt chủng. Bên cạnh đó, chi phí lưu giữ, bảo quản hàng chục tấn ngà voi tang vật là một gánh nặng lớn cho nền kinh tế. Chưa kể đến một số hiện tượng tiêu cực đã và có khả năng tiếp tục xảy ra trong công tác bảo quản ngà voi. 
 
Vụ án hai đối tượng lợi dụng chức vụ được giao quản lý kho tang vật ngà voi để chiếm đoạt 239,57 kg ngà voi và 6,14 kilogram sừng tê giác nhằm thu lời bất chính lên đến 3 tỷ đồng do Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử vào tháng 8/2018 hay vụ trộm hơn 100 kg ngà voi trị giá 5 tỷ đồng là tang vật được cất giữ trong kho của Chi cục thi hành án thành phố Vinh xảy ra cuối năm 2013, là những hồi chuông cảnh báo cho thấy rủi ro của việc lưu giữ một số lượng lớn tang vật ngà voi, sừng tê giác thu giữ trong các vụ vi phạm. Như vậy, việc tiêu hủy các tang vật là ngà voi và sừng tê giác không chỉ góp phần quan trọng trong việc triệt phá các đường dây tội phạm mà còn ngăn chặn tình trạng lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt các tang vật này. Đồng thời, việc tiêu hủy ngà voi và sừng tê giác sẽ giúp giảm thiểu hàng chục tỷ đồng chi phí hàng năm cho việc lưu giữ tang vật. 
 
“Tiêu hủy ngà voi cần trở thành một thông lệ. Các cơ quan chức năng chỉ nên giữ lại một số lượng nhỏ mẫu vật ngà voi và sừng tê giác với mục đích phân tích ADN, phục vụ giáo dục – đào tạo hay nghiên cứu khoa học.” bà Hà cho biết thêm.
 
Theo ENV ghi nhận, từ đầu năm đến nay có 7 vụ tịch thu ngà voi tại Việt Nam với tổng khối lượng lên đến hơn 3 tấn. ENV mong đợi số lượng ngà voi này cùng tang vật từ các vụ bắt giữ trước đây sẽ sớm bị tiêu hủy để khẳng định quyết tâm lâu dài của Việt Nam trong cuộc chiến chống lại tội phạm về voi.
 
Từ ngày 1/1/2018, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017 - BLHS) đã có hiệu lực trong đó quy định cụ thể các chế tài đối với vi phạm liên quan đến ngà voi và sừng tê giác. Theo đó, hành vi vi phạm liên quan đến ngà voi từ 2kg trở lên (bất kể loài voi) đã đáp ứng dấu hiệu định tội theo quy định tại Điều 244 BLHS. Mức phạt tối đa cho vi phạm liên quan đến ngà voi cũng lên đến 15 năm tù giam đối với cá nhân và 15 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với tổ chức.

Trên thế giới, nhiều nước cũng chọn cách tiêu hủy ngà voi để thể hiện cam kết chống lại tội phạm về ĐVHD nói chung và voi nói riêng. Theo thống kê, tính đến nay, đã có gần 300 tấn ngà voi bị tiêu hủy tại hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Các nước Đông Nam Á cũng không nằm ngoài làn sóng này khi Myanmar tiêu hủy 277 ngà voi năm 2018, Malaysia cũng vừa tiêu hủy 4 tấn ngà voi vào đầu tháng 5 năm nay. Trong khi đó, Singapore cũng tuyên bố sẽ tiêu hủy sau khi bắt giữ 8,8 tấn ngà voi đang trên đường vận chuyển tới Việt Nam từ Cộng hòa dân chủ Congo vào năm nay. 

 

LÊ PHƯƠNG KHANH - Trung tâm Truyền thông Cộng đồng Môi trường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ngày Voi thế giới 12/8: Biến tiêu hủy ngà voi trở thành thông lệ tại Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI