»

Chủ nhật, 19/01/2025, 02:43:45 AM (GMT+7)

Một bước tiến Mê Kông

(14:37:55 PM 02/05/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Sau 2 ngày họp, chiều ngày 30/4/2012, Hội thảo quốc tế về tăng cường an ninh nguồn nước khu vực do Hội đồng An ninh Châu Á-Thái Bình Dương tổ chức đã kết thúc với việc thông qua Bản ghi nhớ gồm nhiều khuyến nghị chính sách đáng chú ý. Đó là một bước tiến tuy chỉ mang tính khuyến nghị nhưng ý nghĩa không hề nhỏ.

Sự khích lệ đáng ghi nhận

 

Năm 1995, tại phòng họp Doi Tong (tiếng Thái có nghĩa là Bông hoa trên đỉnh núi Doi) thuộc khu Resort Dusit, Chiang Rai, cách Tam giác vàng - ngã ba sông Mê Kông giữa Myanmar, Lào và Thái Lan khoảng 60 km, sau những thỏa thuận cơ bản tại cuộc họp trước đó ở Việt Nam, đại diện chính phủ 4 nước Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam đã đặt bút ký vào bản Hiệp định Mê Kông sau một số năm đàm phán.

 

Đúng 17 năm sau, như một sự ngạc nhiên thú vị, cũng chính tại phòng họp đó, đại diện thành viên Hội đồng An ninh châu Á-Thái Bình Dương (CSCAP), một trong những kênh ngoại giao học giả quan trọng nhất khu vực, bao gồm các nước như ASEAN, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia đã đạt nhất trí đối với nội dung bản Ghi nhớ về tăng cường an ninh nguồn nước, bao gồm những khuyến nghị chính sách mạnh mẽ gửi tới chính phủ các nước có liên quan. Và cũng chính tại Việt Nam trước đó, các bên đã xây dựng những yếu tố ban đầu cho Bản ghi nhớ trước khi tiếp tục thảo luận tại Siêm Riệp, Tokyo và hoàn tất tại Chiang Rai, Thái Lan.

 

Đại diện cho đoàn Việt Nam, ông Nguyễn Hùng Sơn, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao cho biết, cuộc họp Chiang Rai đã cụ thể hóa nội dung của chuỗi 3 cuộc họp trước đó trong khuôn khổ CSCAP tại Hà Nội, Siêm Riệp và Tokyo, trong đó dành sự chú trọng tới vấn đề bảo đảm an ninh nguồn nước Mê Kông, dòng sông lớn nhất Đông Nam Á và đứng thứ 10 thế giới với nguồn tài nguyên phong phú, dồi dào, nhưng đang đứng trước nhiều thử thách lớn.

 

Cũng theo ông Sơn, Bản Ghi nhớ không chỉ kêu gọi các nước tôn trọng thực thi Hiệp định Mê Kông 1995, văn kiện toàn diện nhất cho đến thời điểm hiện tại, mà còn đề xuất thiết lập các khuôn khổ hợp tác, các tập quán tốt trong việc quản lý các dòng sông. Các nguyên tắc cốt lõi nhất nêu trong bản Ghi nhớ bao gồm các bên liên quan cần trao đổi thông tin, tham vấn, thông báo trước và minh bạch hóa các hoạt động liên quan đến các dòng sông khu vực. Chẳng hạn, đối với việc xây dựng và quản lý các con đập trên các dòng sông chảy xuyên biên giới, nhất là trên các dòng chính, các chính phủ cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, cũng như có sự đối thoại, trao đổi kỹ lưỡng với các tác nhân có liên quan trong nội bộ mỗi nước như chính quyền và nhân dân địa phương...


 
Đập Mạn Loan trên thượng nguồn sông Mekong

 

Trước nhu cầu cấp bách phải bảo vệ các dòng sông và nguồn nước nói chung tại khu vực, Bản ghi nhớ CSCAP có lẽ là một sự đóng góp đầy khích lệ.

 

Cần một giải pháp toàn diện

 

Một khuyến nghị quan trọng khác là các nước cần tham gia đầy đủ vào các tổ chức và dàn xếp lưu vực, hàm ý các nước như Trung Quốc và Myanmar cần sớm trở thành thành viên chính thức của Ủy hội sông Mê Kông, thể chế toàn diện nhất cho đến nay, trong quá trình quản lý các vấn đề chung của sông Mê Kông. Nếu được ủy thác nhiều quyền lực hơn nữa từ các quốc gia có chủ quyền, Ủy hội có triển vọng sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc điều hòa các lợi ích đa dạng của các nước trong lưu vực thông qua việc xây dựng các chiến lược và chương trình hướng tới sự công bằng và bền vững.

 

Hiện tại, Ủy hội vẫn chưa bao gồm tất cả các nước trong lưu vực, trong khi đó, Trung Quốc và Myanmar, với tư cách là hai nước thượng nguồn, lại đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cùng quản lý dòng sông theo tinh thần của Hiệp định năm 1995.

 

Ngoài ra, do vấn đề an ninh nguồn nước liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau như an ninh con người, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, môi trường, biến đối khí hậu, bệnh dịch...nên đòi hỏi phải có một giải pháp tổng thể, liên thông, nhiều tầng nấc giữa các nước, các nhà tài trợ, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức trong mỗi nước. Đặc biệt, vai trò của người dân sống trong các lưu vực sẽ luôn nằm ở vị trí trung tâm trong các quá trình hoạch định chính sách vì dòng sông là nguồn sống, là một trong những cội nguồn tạo nên văn hóa, lối sống của họ. Cuộc sống của hơn 60 triệu người trong lưu vực sông Mê Kông phụ thuộc lớn vào nguồn nước, nguồn cá (trị giá hàng tỷ đô la), giao thông thủy và nhiều tài nguyên khác của dòng sông quý giá này.

 

Các tổ chức khu vực như ASEAN cũng có thể đóng vai trò hỗ trợ cần thiết. Hiện nay Cộng đồng Văn hóa xã hội ASEAN đã có bản Kế hoạch chi tiết về quản lý nguồn nước cũng như một số cơ chế khác, song do vấn đề liên quan đến các khía cạnh khác nhau, nhất là trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống, nên cũng có ý kiến cho rằng các nước ASEAN nên chuyển vấn đề này sang Cộng đồng Chính trị-An ninh. Cộng đồng ASEAN dự kiến sẽ được hoàn thành xây dựng vào năm 2015 và do vậy, vấn đề an ninh nguồn nước sẽ cần sớm được thể chế hóa một bước. Đầu tháng 4 vừa qua, cuộc họp Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 20 tại Phnom Pênh đã kêu gọi đẩy mạnh các nỗ lực chung trong việc quản lý bền vững các tài nguyên nước sông Mê Công vì lợi ích của các nước ASEAN, trong đó có quyền lợi của người dân sống trong lưu vực.

 

Hướng tới một Bộ quy tắc ứng xử?

 

Các học giả khu vực cũng khuyến nghị các chính phủ và tổ chức khu vực như Ủy hội Mê Kông cần xem xét việc xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử (COC) như một bộ luật "mềm" điều chỉnh hành vi của các quốc gia ven sông cũng như các "cổ đông" có liên quan khác như các tổ chức, doanh nghiệp, người dân. Bộ luật sẽ này chỉ ra những điều nên và không nên đối với những "cổ đông" liên quan, trong đó quan trọng nhất là vai trò của các chính phủ trong lưu vực, nhằm bảo đảm việc khai thác, sử dụng các dòng sông một cách hợp lý.

 

Dự kiến CSCAP sẽ đệ trình kết quả nghiên cứu và các khuyến nghị của họ lên các cuộc họp của ASEAN sắp tới tại Campuchia, nước Chủ tịch ASEAN đương nhiệm và cũng như Việt Nam, có lợi ích lớn trong việc khai thác sử dụng bền vững sông Mê Kông với tư cách nước hạ nguồn.

Thạch Hà/ VNN (tường thuật từ Chiang Rai)
Từ khóa liên quan: bước tiến, Mê Kông , tài nguyên
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Một bước tiến Mê Kông

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI