Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Miền Trung: Cảng Vân Phong trễ hẹn
(08:20:22 AM 25/10/2011)
Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong sau 2 năm thi công chỉ mới đóng được hơn 145 cọc bê tông, cọc thép. |
Đìu hiu công trường...
Tháng 10, chúng tôi đến khu vực Đầm Môn, ở phía Tây đảo Hòn Gốm (huyện Vạn Ninh - Khánh Hòa), nơi đang triển khai xây dựng cảng Vân Phong. Cách đây gần 2 năm, một lễ khởi công diễn ra hoành tráng, với nhiều kỳ vọng (từ lãnh đạo đến người dân) về tiềm năng cảng biển. Tuy nhiên, hôm nay, công trường xây dựng cảng trung chuyển quốc tế này vẫn vắng lặng.
Đi vào khuôn viên công trường được rào chắn bởi hệ thống hàng rào lưới thép B40. Phía trong hàng rào chỉ có vài công nhân đang quét sơn chống gỉ cho số sắt đã nhập về từ lâu. Một cán bộ tại công trường cho hay, dự án đã ngưng mấy tháng nay, nghe nói giữa năm sau mới khởi động trở lại...
Năn nỉ mãi tôi mới được chạy xe vào tận phía cuối công trường, cận kề mép nước, nơi sẽ xây dựng một trong các cầu cảng, chỉ thấy mấy đứa trẻ đang lúi húi nhặt túi nylon đem bán. Trên cạn, hàng ngàn cọc sắt, bê tông chất ngổn ngang. Phía xa, cách bờ chừng 300m, một chiếc máy đóng cọc khá đồ sộ nằm chình ình, đây là phương tiện hiện đại duy nhất chúng tôi nhìn thấy tại công trình. Cách đó vài trăm mét, một số cọc bê tông, cọc sắt được cắm lô nhô trên mặt biển. Một ngư dân nuôi tôm hùm lồng gần công trường cho biết, mấy tháng nay không thấy ai làm, chiếc máy đóng cọc cũng “nghỉ ngơi”.
Xét về mọi mặt, cảng Vân Phong đóng vai trò hết sức quan trọng trong chuỗi phát triển kinh tế biển cả nước, tuy vậy, việc triển khai dự án này đã không như mong đợi.
Năm 2007, dự án được phê duyệt với vốn đầu tư 3.126 tỷ đồng. 2 năm sau, chủ đầu tư là Tổng công ty Hàng hải - Vinalines công bố tổng vốn đầu tư hơn 6.177 tỷ đồng, nhưng được một thời gian triển khai lại phải tạm ngưng. Hiện công trình mới đóng được 145/1.729 cọc, trong đó có 115 cọc bê tông và 30 cọc thép. Theo thiết kế, hệ thống cọc được đóng xuống biển để làm cầu cảng ở độ sâu khoảng 42-50m, tuy nhiên khi đóng cọc đã gặp sự cố về địa chất, khiến chiều dài cọc bị dư, chưa khắc phục được.
Ông Trần Ngọc Châu, Chủ nhiệm công trường xây dựng cảng, cho biết công đoạn đóng cọc nằm trong gói thầu 6B1, khoảng 1.000 tỷ đồng, nhưng tất cả số cọc bê tông lẫn cọc thép đã đóng xuống biển đều dư ra 7-8m so với thiết kế ban đầu. Với giá mỗi cọc loại bê tông 2,1 triệu đồng/mét dài, cọc thép 8 triệu đồng/mét dài, tính ra chủ đầu tư thiệt hại không nhỏ (chưa nói đến độ an toàn).
Dự án cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong sau 2 năm khởi công vẫn còn trên bảng. Ảnh: Văn Ngọc Hệ thống cọc bê tông thì vẫn ngổn ngang. Ảnh: Văn Ngọc
Hai năm và 10%
Theo kỹ sư Doãn Mạnh Dũng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học kỹ thuật biển TPHCM: Trước đây, nhiều ý kiến góp ý nên chọn công nghệ bến thùng chìm để xây dựng cầu cảng Vân Phong, vì đây là công nghệ phổ biến và phù hợp với địa hình miền Trung nhưng không được lựa chọn. Thực tế khi làm cầu cảng 12,5km như Vân Phong thì nó rất rẻ, lại an toàn. Hiện nay, chúng ta đã áp dụng công nghệ này để xây cảng Cái Lân, nhìn ra thế giới như Singapore, Hàn Quốc, Hà Lan... đều sử dụng công nghệ này vì nó thông dụng, nhất là việc xây dựng các cầu cảng chịu tải trọng lớn.
Ngày 31-10-2010, dự án cảng Vân Phong do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) làm chủ đầu tư, được chia làm 4 giai đoạn: giai đoạn khởi động, giai đoạn 1, giai đoạn 2 và giai đoạn tiềm năng, với tổng mức đầu tư 3,6 tỷ USD. Theo kế hoạch, công trình sẽ hoàn thành sau năm 2020.
Cầu cảng có chiều dài 12,5km, bao gồm 42 bến cảng, tổng diện tích 750ha, đảm bảo khả năng thông qua trên 200 triệu tấn hàng hóa mỗi năm và có thể tiếp nhận tàu container có trọng tải lên đến 18.000 TEU trong tương lai. Giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành vào tháng 10-2011, nhưng đến nay đã không đúng với kế hoạch đề ra.
Theo ông Nguyễn Ngọc Quý, Giám đốc Ban quản lý dự án hàng hải 1 (Vinalines): “Trước đây Vinalines có chủ trương dừng thi công cảng Vân Phong trong 6 tháng, nay vì lý do về địa chất, vốn nên phải dừng 1 năm và dự kiến tháng 7-2012 sẽ khởi động trở lại”. Ông Quý cho biết thêm, giai đoạn khởi động sẽ xây dựng 2 bến với tổng chiều dài 690m và có thể tiếp nhận tàu 9.000 TEU.
Tuy nhiên, đến nay, một số cảng khác như cụm cảng Thị Vải - Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã có thể đón được tàu 9.000 TEU nên thiết kế này không còn phù hợp nữa. Hiện nay Vinalines đã đề xuất với Chính phủ điều chỉnh giai đoạn khởi động kéo dài 2 bến tàu lên 850m, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 12.000-15.000 TEU và cơ bản đã được chấp thuận.
Sau 2 năm khởi động, khối lượng công việc mà chủ đầu tư xây dựng tại cảng Vân Phong chưa đầy 10% và phải ít nhất nửa năm nữa dự án mới khởi động trở lại. Ngoài lý do thay đổi thiết kế, việc thiếu vốn cho dự án này cũng là nguyên nhân dẫn đến việc toàn bộ dự án bị tạm ngưng.
"Quy hoạch cảng biển phải mang tính khoa học và đồng bộ. Nếu tính toán không khoa học sẽ gây lãng phí, thiệt hại, còn thiếu đồng bộ làm giảm năng suất, kém hiệu quả. Quan trọng hơn là nguồn hàng ở khu vực này liệu có bảo đảm cho từng ấy cảng không. Hay sẽ tiếp tục xảy ra tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các cảng biển miền Trung như thời gian qua". |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
- TS NGUYỄN NGỌC SINH, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam: “Hướng tới cộng đồng, chung sức cùng cộng đồng”
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.