Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Lào xây thủy điện Don Sahong: Việt Nam sẽ thế nào?
(12:59:39 PM 24/06/2014)PGS.TS Phạm Bích San, Phó Tổng Thư ký Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đã nói như vậy trước thông tin Lào tiếp tục xây dựng đập thủy điện Don Sahong trên dòng chính sông Mekong.
Theo đó các nghiên cứu đã chỉ ra việc xây dựng đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong có thể gây tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái, đặc biệt là đối với hạ nguồn.
Các nghiên cứu thời gian qua đã chỉ ra lưu vực sông Mekong là một trong năm lưu vực sông lớn trên thế giới có dòng chảy bị suy giảm nhiều nhất. Dòng chảy trung bình năm của sông Mekong tại vùng hạ lưu đã giảm 10% trong vòng 30 năm qua.
Việc xây đập thủy điện trên sông Mekong sẽ khiến các loài cá lớn này bị tuyệt chủng. Ảnh: Zeb Hogan/WWF
Cụ thể, ở Lào, sông Mekong đoạn chảy qua thủ đô Vientiane 10 năm qua khô hạn đến mức người ta có thể lội qua sông trong mùa khô. Ở Thái Lan, sông Chao Praya vốn hiền hòa cũng xảy ra lũ lớn, gây thảm họa lũ lụt quốc gia trong nhiều tháng liền hồi năm 2011. Ở ĐBSCL của Việt Nam, nước mặn đã vào đến tận khu vực Tân Châu ở tỉnh An Giang, điều chưa bao giờ xảy ra trước đây.
Đối với Việt Nam, sông Mekong có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam cũng như an ninh lương thực trong khu vực. Trong đó, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trên 40.000 km2 là nơi sinh sống của 20 triệu dân, hàng năm đóng góp đến 27% GDP cả nước với 90% lượng gạo xuất khẩu, gần 60% kim ngạch xuất thủy sản của Việt Nam.
"Thế nhưng Lào đã tiến hành xây dựng thủy điện Xayabury dù rằng hàng trăm tổ chức quốc tế đã có những phản đối với dự án này. Trước đây Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam cũng từng lên tiếng phản biện nhưng Lào vẫn xây dựng thủy điện Xayabury. Do vậy vấn đề bây giờ là Việt Nam cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn khi Lào tiến hành xây đập Don Sahong", TS Phạm Bích San nói.
Trước đây GS.TS Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam từng cảnh báo: "Nếu đập Xayaburi được xây dựng sẽ tạo ra một tiền lệ vô cùng nguy hiểm, sau đó sẽ là 11 đập khác tiếp tục được xây dựng trên dòng chính của sông Mekong. Đây sẽ là một sự hủy diệt dòng sông, hủy diệt nguồn sinh kế của hơn 60 triệu người dân sống dọc dòng sông đặc biệt là khu vực ĐBSCL nước ta".
Và cảnh báo đó đang dần hiện hữu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.