Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Kiến nghị xem xét lại toàn diện thủy điện Đồng Nai 6 và 6A
(08:49:10 AM 18/08/2011)TS Vũ Ngọc Long - đại diện Mạng lưới sông ngòi VN phía Nam, viện phó Viện Sinh học nhiệt đới - đã trao đổi xung quanh nội dung bản kiến nghị này.
Một gia đình người S’Tiêng sinh sống trên sông Đồng Nai, nơi dự kiến xây dựng đập thủy điện Đồng Nai 6 - Ảnh: ĐỨC TUYÊN |
TS Vũ Ngọc Long cho biết bản kiến nghị đã được Mạng lưới sông ngòi VN cùng với Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật VN, một số tổ chức và các nhà khoa học, nhà môi trường ký tên, cùng kiến nghị và sẽ gửi đến Văn phòng Quốc hội vài ngày tới.
* Các tổ chức và các nhà khoa học đã dựa trên cơ sở nào để soạn thảo bản kiến nghị này?
- Chúng tôi căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội số 49/2010/QH 12 và điều 7 Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH 12. Theo đó, tại điều 3 trong nghị quyết Quốc hội số 49/2010/QH 12 ngày 19-6-2010 đã nói tiêu chí về dự án, công trình quan trọng quốc gia đầu tư tại VN phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: “... Dự án, công trình sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50ha trở lên”. Vậy hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A dự kiến chiếm dụng 372,2ha đất rừng, trong đó 136,98ha thuộc vườn quốc gia Cát Tiên, phải được Quốc hội có quyết định chủ trương trước. Do đó chúng tôi sẽ gửi thông tin chính xác về tác động môi trường của hai dự án này cho Quốc hội để Quốc hội có ý kiến can thiệp.
Ngoài ra theo điều 7 Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH 12 ngày 13-11-2008 quy định “Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học” chỉ rõ việc nghiêm cấm “...Xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn...”. Do đó không nên cho triển khai hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A vì chúng nằm trong vườn quốc gia Cát Tiên.
Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được Công ty cổ phần tập đoàn Đức Long Gia Lai đầu tư có tổng công suất thiết kế 241MW và cho tổng sản lượng điện gần 1 tỉ kWh/năm. Ngày 21-7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành quyết định số 1208/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030. Từ quy hoạch này, Chính phủ đưa hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A vào danh mục các dự án nguồn điện dự kiến được đưa vào vận hành giai đoạn 2011-2020. |
* Thế nhưng nhà đầu tư, cụ thể là Công ty cổ phần tập đoàn Đức Long Gia Lai, vẫn đang tiến hành thủ tục trình các cấp có thẩm quyền mong được sớm triển khai hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Nếu hai dự án này được phê duyệt cho xây dựng, ông nghĩ sao?
- Nếu hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được duyệt cho xây dựng thì người duyệt sẽ phạm luật. Cụ thể là những điều luật tôi đã nêu trên.
* Ngoài vấn đề pháp lý nêu trên, bản kiến nghị gửi Quốc hội còn có những thông tin nào khác?
- Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam lập cho dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A (tháng 9-2010) có nhiều vấn đề thiếu sót mà các nhà khoa học chưa thể chấp nhận được. Ngay trong khu vực lòng hồ chịu tác động trực tiếp của hai dự án này đang tồn tại một số loài động thực vật quý hiếm có vai trò quan trọng trong bảo tồn cảnh quan và đa dạng sinh học.
Các đánh giá tác động môi trường và xã hội rất sơ sài, thiếu thông tin, chưa xem hết các rủi ro và sai lầm tiềm ẩn, do vậy chưa đầy đủ và chưa thuyết phục. Báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa đánh giá hết vùng bị ảnh hưởng và nhóm hộ dân bị ảnh hưởng. Ví dụ như cả khu vực của hai dự án mà mới chỉ có 29 hộ dân được phỏng vấn qua phiếu điều tra. Đặc biệt không có biên bản họp tham vấn cộng đồng của chủ đầu tư với cộng đồng bị ảnh hưởng. Các kế hoạch quản lý môi trường do chủ đầu tư đưa ra chưa có tính khả thi.
* Các nhà khoa học sẽ kiến nghị Quốc hội cụ thể những điều gì?
- Chúng tôi sẽ kiến nghị Quốc hội năm vấn đề: 1- Phải có những nghiên cứu sâu và đánh giá bổ sung về ảnh hưởng của hai dự án trên toàn mức độ lưu vực sông, tác động tổng hợp của các thủy điện cả vùng đầu nguồn và hạ nguồn; 2- Xem xét lại tính pháp lý khi triển khai hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A; 3- Nghiêm túc nghiên cứu và đánh giá lại ảnh hưởng đối với tính đa dạng sinh học của vườn quốc gia Cát Tiên; 4- Phải có những nghiên cứu và đánh giá ảnh hưởng của hai nhà máy có tác động thế nào tới sản xuất nông nghiệp ngay dưới đập liên quan đến bốn tỉnh Đắk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng, Đồng Nai và nguồn nước của hàng triệu người dân TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu...; 5- Xem xét và đánh giá những ảnh hưởng về môi trường xã hội đối với cộng đồng dân cư, nhất là người dân tộc bản địa (Châu Mạ, S’Tiêng, M’Nông), về kinh tế, bảo tồn tính đặc sắc và đa dạng của văn hóa các dân tộc cũng như sức khỏe của họ.
* Cuối năm ngoái, UBND TP.HCM từng có kiến nghị hạn chế tối đa thủy điện trên sông Đồng Nai. Vừa rồi cơ quan chức năng của Đồng Nai cũng kiến nghị xem xét không cho xây dựng thủy điện 6 và 6A, ông nhận xét gì về các kiến nghị này? - Họ kiến nghị như vậy là quá xác đáng và rất trách nhiệm. Năm ngoái nước mặn đã xâm nhập đến Hóa An (TP Biên Hòa), như vậy là rất đáng báo động. Tình trạng này có nguyên nhân từ việc tích nước thủy điện Đồng Nai 3, 4, thủy điện Đồng Nai 5 cũng đang được khẩn trương xây dựng, nếu có thêm thủy điện Đồng Nai 6 và 6A thì tình hình càng thêm trầm trọng. Không chỉ có thủy điện trên dòng chính, mà các dòng nhánh sông Đồng Nai cũng có nhiều thủy điện nhỏ. Các nhà máy thủy điện về nguyên tắc phải ngăn lũ mùa mưa, xả nước mùa khô, nhưng vì lợi nhuận cục bộ và thiếu phương án điều tiết trên toàn hệ thống nên vùng hạ lưu ngập về mùa mưa và khát về mùa khô là hiện tượng phổ biến, không chỉ ở hệ thống sông Đồng Nai. LÊ KIÊN ghi |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.