Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Thứ sáu, 22/11/2024, 06:00:52 AM (GMT+7)
Không được chủ quan với nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc
(21:34:20 PM 11/10/2016)(Tin Môi Trường) - Việt Nam chưa có nhà máy điện hạt nhân nhưng chúng ta bị đặt vào tình thế phải có phương án ứng phó với tình huống có thể xảy ra từ các sự cố phóng xạ hạt nhân.
>> Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc >> Nga cáo buộc người Trung Quốc nhập cảnh đe dọa tài nguyên thiên nhiên >> Chất ethylene oxide không được phép sử dụng trong thực phẩm ở Việt Nam >> Vì sao Trung Quốc tính chuyện bỏ 40.000 đập thủy điện? >> Một số suy nghĩ về việc Nhà máy điện hạt nhân Daichi ở Fukusgima -Nhật Bản xả nước thải ra biển
Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam - Nguồn: Thanh Hà - Đồ họa: Như Khanh
Đó là khi ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc xây dựng gần biên giới Việt Nam đã đưa những tổ máy đầu tiên vào hoạt động.
Dù các chuyên gia về điện hạt nhân khẳng định ngày nay công nghệ điện hạt nhân rất an toàn, khả năng xảy ra sự cố phóng xạ là rất nhỏ, nhưng họ cũng nhấn mạnh không thể coi an toàn đó là tuyệt đối, xác suất rất nhỏ nhưng vẫn có thể xảy ra.
Hơn nữa, mức độ nguy hiểm và hậu quả kinh khủng của những sự cố phóng xạ đòi hỏi chúng ta phải có dự phòng ứng phó.
Nhiều quốc gia trên thế giới có mạng lưới quan trắc phóng xạ, nên việc phát hiện sự cố rò rỉ phóng xạ đều diễn ra sớm và kịp thời có phương án ứng phó.
Các chuyên gia cho rằng phải sớm có mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia, vì Việt Nam ở vị trí sát sườn với một số quốc gia có nhà máy điện hạt nhân đang vận hành như Trung Quốc, hay đang trong kế hoạch phát triển và xây dựng nhà máy như Thái Lan, Indonesia, Campuchia...
Trong tương lai rất gần, khi cả ba nhà máy Phòng Thành, Xương Giang và Trường Giang (Trung Quốc) hoạt động hết công suất, có tới 18 tổ máy phát điện hạt nhân ngay gần biên giới nước ta.
Cần nhắc lại là mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia vốn đã được đưa vào quy hoạch từ năm 2006, nhưng đến nay vẫn chưa thành hiện thực vì... thiếu vốn.
Nhưng ngay khi Nhà nước đã dành được 1.000 tỉ đồng để đầu tư hệ thống quan trắc và cảnh báo phóng xạ thì chưa phải là đã xong việc.
Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn và các nhà khoa học đừng quên một việc không kém phần quan trọng, đó là cộng đồng sinh sống trong các vùng có khả năng ảnh hưởng của các nhà máy điện hạt nhân phải được cung cấp đầy đủ thông tin, được tư vấn, hướng dẫn những kiến thức cần thiết và cả được tập huấn phương thức, kỹ năng xử lý tình huống khi có sự cố phóng xạ với những mức độ khác nhau...
Với khoảng cách từ các nhà máy điện hạt nhân đến Việt Nam chỉ trong khoảng từ 50km, xa nhất là 200km, Quảng Ninh và một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam thuộc khu vực cần phải có phương án ứng phó sự cố phù hợp theo khuyến cáo của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Trong số bốn phân vùng cần phải có kế hoạch ứng phó sự cố phù hợp ở khu vực bên ngoài nhà máy điện hạt nhân có công suất lớn hơn 1.000 MW theo IAEA, các tỉnh biên giới Việt Nam thuộc hai khoảng cách lập kế hoạch mở rộng (EPD) ở phạm vi dưới 100km và khoảng cách lập kế hoạch cho hàng hóa và thực phẩm (ICPD) phạm vi dưới 300km.
Như vậy ngoài quan trắc và cảnh báo, chúng ta còn phải xây dựng phương án xử lý sự cố phù hợp với vị trí của hai phân vùng kể trên, có những phương án ứng phó cụ thể với các tình huống khẩn cấp, nguy hiểm do sự cố phóng xạ, bảo vệ sự an toàn của người dân, cho hàng hóa và thực phẩm...
Chẳng ai muốn chuyện xấu xảy ra, nhưng đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”, đặc biệt với hạt nhân, không có chỗ cho sự chậm trễ, chủ quan, sơ suất dù chỉ là rất nhỏ.
Theo TTO
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.