»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:59:16 AM (GMT+7)

Không còn cào bằng, ai xả nhiều rác sẽ phải trả nhiều tiền

(11:24:29 AM 13/06/2020)
(Tin Môi Trường) - Dự thảo Luật bảo vệ môi trường đặt vấn đề tính toán chi phí thu gom, xử lý với rác thải sinh hoạt dựa trên khối lượng sử dụng, thay vì cách tính bình quân, đổ đồng như hiện nay.

Không[-]còn[-]cào[-]bằng,[-]ai[-]xả[-]nhiều[-]rác[-]sẽ[-]phải[-]trả[-]nhiều[-]tiền

Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội về dự án Luật bảo vệ môi trường - Ảnh: CTV

 
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 12-6 về dự thảo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi đang trình Quốc hội cho ý kiến.
 
Xả rác nhiều trả tiền nhiều
 
* Dự thảo luật nêu vấn đề tính toán việc thu phí xử lý rác thải theo khối lượng. Vậy cách tính sẽ thế nào, thưa ông?
 
- Việc thu phí đối với việc xử lý rác thải sinh hoạt có mục đích quan trọng nhất là không đánh đồng bình quân, như hiện nay là đang thu 10.000-20.000 đồng/hộ, mà tính trên lượng rác thải ra, người xả rác phải chi trả đúng với lượng rác đã thải ra môi trường.
 
Có nhiều cách thực hiện, nhiều nước tính qua bao bì nhờ phân loại rác vào những bao bì màu sắc khác nhau. Mỗi bao bì đều có thể tích cố định, dựa vào việc lượng rác chiếm bao nhiêu thể tích để tính và tiền thu rác.
 
* Nhưng ở nước ta có thói quen vứt rác vừa bãi, vứt trộm nữa, vậy lộ trình thực hiện thế nào?
 
- Hàn Quốc đã mất 10 năm để thực hiện. Làm được hay không thì quan điểm, chủ trương của luật pháp phải phù hợp thực tế, xác định trách nhiệm từ phân loại đến thu gom, xử lý. Tức là phải có giải pháp đồng bộ các khâu.
 
Quan trọng hơn nữa là người dân có nhận thức đầy đủ, nếu họ ủng hộ và trực tiếp làm thì sẽ thành công. Nhà nước sẽ đảm bảo các điều kiện để khi người dân tham gia vào quá trình này cũng được thụ hưởng lợi ích từ việc phân loại. Gắn với đó là tuyên truyền, giám sát và chế tài xử lý vi phạm.
 
Rác là tài nguyên
 
* Liệu ta có đủ nguồn lực làm không, khi các đơn vị môi trường đang có năng lực hạn chế?
 
- Cần xác định rác là tài nguyên, cần có ngành công nghiệp xử lý chất thải. Mục tiêu là thu phí xử lý rác thải để nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia đảm bảo được chi phí đầu tư, vận hành và có lãi. Qua đó thu hút được những doanh nghiệp có năng lực, công nghệ, quản trị tốt.
 
Mức phí như hiện nay đang rất thấp. Các đơn vị là doanh nghiệp khi xả rác tới đây phải chi trả đúng giá, còn với người dân, Nhà nước có thể hỗ trợ cho những đối tượng chính sách, gia đình khó khăn.
 
Đó là những điều cần được quy định trong dự thảo luật. Có như vậy mới xã hội hóa được để hình thành ngành xử lý môi trường ở nước ta.
 
* Hiện phong trào chống rác thải nhựa đã mạnh lên, nhưng tình trạng sử dụng túi nilông vẫn còn tràn lan, liệu có khó khăn trong thực hiện mục tiêu trên không?
 
- Chúng ta không còn hô hào nữa, mà đã có cuộc vận động từ Chính phủ, Thủ tướng và các bộ ngành. Nhiều nơi việc không sử dụng đồ nhựa dùng một lần đã chuyển biến rất rõ nét, các cơ quan sử dụng chai nước nhựa rất ít mà thay bằng bình sử dụng lâu dài…
 
Sắp tới phải có thêm những chính sách để chuyển hóa từ nhận thức không sử dụng đến cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Điều quan trọng nhất vẫn là người sử dụng thông thái.
 
Thanh kiểm tra đột xuất về môi trường có lo bị lạm dụng?
 
Trước lo ngại của các đại biểu Quốc hội về việc dự thảo luật cho phép thanh kiểm tra đột xuất về môi trường mà không cần thông báo trước, có thể dẫn tới lạm dụng, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết luật sẽ phân cấp thẩm quyền. Ví dụ đối với Bộ Tài nguyên và môi trường thì bộ trưởng quyết định việc thanh tra đột xuất.
 
Việc thanh tra phải dựa trên căn cứ là đối tượng đã qua thanh tra, kiểm tra nhiều lần nhưng chưa khắc phục hành vi vi phạm; người dân phản ánh, và lĩnh vực nhạy cảm có nhiều nguy cơ.
 
"Quan trọng là không được tùy tiện, quyết định phải do người có trách nhiệm đưa ra", ông Hà nhấn mạnh.
 
Để loại trừ yếu tố tin báo sai sự thật, cạnh tranh không lành mạnh, bộ trưởng cho biết sẽ thiết lập kênh phản ánh có căn cứ, người phản ánh sẽ được quy định trách nhiệm.
 
"Ít nhất số điện thoại phản ánh không phải sim rác, hoặc thiết lập các kênh như thông qua Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, công đoàn... là kênh chính thống", ông Hà nói.
(T.T)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Không còn cào bằng, ai xả nhiều rác sẽ phải trả nhiều tiền

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI