Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Hạn mặn kỷ lục, nông dân điêu đứng
(11:45:36 AM 22/03/2013)Ông Nguyễn Thành Sắt, cán bộ khuyến nông xã Phú Thuận xót xa trước cánh đồng gần như mất trắng.
Hạn mặn kỉ lục
Ông Lê Văn Yên, ngụ ấp Phú Hưng, xã Phú Thuận, huyện Bình Đại cho biết, vụ đông xuân năm nay, gia đình ông gieo sạ hơn 1 ha. Thời kì đầu, lúa sinh trưởng rất tốt, gia đình ông rất phấn khởi vì tin chắc sẽ có một vụ mùa bội thu. Tuy nhiên, khi cây lúa bước vào thời kì làm đòng thì xuất hiện tình trạng vàng lá trên diện rộng. Ban đầu, ông nghĩ nguyên nhân là do dịch bệnh nên mua thuốc bảo vệ thực vật về để phun nhưng không hiệu quả. Về sau ông Yên mới biết lá lúa vàng là do nước mặn vào sớm. Khi đó, lúa đang làm đòng lại gặp nước mặn, không ngậm được sữa nên nhiều hạt lép.
Diện tích lúa của hàng trăm hộ dân trong xã cũng như một số xã lân cận cũng lâm vào tình trạng tương tự. Độ mặn trên cánh đồng của xã Phú Thuận hiện đang dao động từ 10 - 13‰, trong khi ngưỡng chịu mặn của cây lúa chỉ là 3 - 4 ‰. “Với độ mặn này, nông dân sẽ mất trắng. Hộ nào vớt vát được thì năng suất lúa cũng chỉ còn khoảng 2 tạ/ha” - ông Cao Thế Hùng, Phó Chủ tịch xã Phú Thuận cho biết.
Tại huyện Thạnh Phú, nông dân còn điêu đứng hơn do hạn mặn. Ông Huỳnh Đông Hà, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thới Thạnh cho biết, nước mặn xâm nhập vào nội đồng từ trung tuần tháng 2, thời điểm cây lúa mới chỉ được 30 - 40 ngày tuổi nên nông dân hầu như mất trắng. Xã Quới Điền có khoảng 120 ha trong tổng số 150 ha gieo sạ vụ này mất trắng, phần diện tích còn lại năng suất giảm một nửa.
Trong khi nông dân trồng lúa buồn rầu nhìn những cánh đồng mất trắng do nước mặn thì hàng chục ngàn hộ dân tại các huyện ven biển Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú cũng khốn khổ không kém do nguồn nước sinh hoạt vừa thiếu vừa bị nhiễm mặn trầm trọng.
Chị Cao Thị Thúy Hằng, ngụ xã An Thủy, huyện Ba Tri cho biết, năm nay hiện tượng mặn xâm nhập diễn ra bất thường nên gia đình chị không chủ động được nguồn nước sinh hoạt. Do phải mua nước ngọt với giá 30.000 đồng/m3 nên gia đình chị chỉ dám dùng vào nấu nướng, còn tắm giặt thì vẫn phải dùng nước mặn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bến Tre, hiện toàn tỉnh có hơn 63.000 hộ dân với hơn 250.000 người bị thiếu nước ngọt. Giá nước sinh hoạt cũng tăng cao kỉ lục so với các năm trước. Đơn giá nước sinh hoạt tại huyện Bình Đại lên đến 60.000 đồng/m3. Tại thành phố Bến Tre (cách biển hơn 50 km), độ mặn trong nước sinh hoạt cũng đã lên hơn 2‰. Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh đã phải lắp đặt đường ống bơm nước ngọt thô cách đó hàng chục km để giảm độ mặn của nước sinh hoạt. Tuy nhiên, Trung tâm cũng chỉ đặt mục tiêu “khiêm tốn” là giữ độ mặn trong nước sinh hoạt dưới mức 1‰.
Theo Sở NN&PTNT Bến Tre, năm nay nước mặn xâm nhập vào nội đồng sớm hơn mọi năm gần 2 tháng nên cả nông dân lẫn ngành chức năng đều bị bất ngờ. Vụ đông - xuân năm ngoái, năng suất lúa trung bình của toàn tỉnh khoảng 6,5 tấn/ha nhưng năm nay thì thất thu nặng. Hiện có khoảng 1/4 trong tổng số diện tích hơn 19.000 ha bị nước mặn xâm nhập, trong đó có gần 1.000 ha mất trắng.
Ông Huỳnh Kim Mười, Phó Giám đốc Sở cho biết: Để hỗ trợ người dân phòng chống hạn mặn, Sở vừa kiến nghị Bộ NN&PTNT hỗ trợ Bến Tre 53 tỉ đồng giúp các địa phương triển khai các công trình hạn mặn cấp bách; đồng thời kiến nghị UBND tỉnh Bến Tre hỗ trợ chi phí cây trồng, vật nuôi cho nông dân bị thiệt hại theo quyết định số 142/2009/QĐ-TTg. Trước mắt, Sở yêu cầu Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi thường xuyên theo dõi và lên kế hoạch xổ nước hợp lý nhằm hạn chế phần nào thiệt hại về cây trồng, vật nuôi cho bà con nông dân.
Về lâu dài, Sở NN&PTNT Bến Tre kiến nghị Bộ NN&PTNT và các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn vay ODA đối với công trình thủy lợi Bắc Bến Tre, hệ thống thủy lợi Cái Quao; đồng thời bố trí vốn thực hiện công trình đê biển Bình Đại, đê biển Thạnh Phú theo Quyết định 667/QĐ-TTg của Chính phủ; hỗ trợ kinh phí nâng cấp một số tuyến đê bao thuộc dự án 418 giúp ngăn mặn, giữ nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.