»

Thứ năm, 21/11/2024, 14:12:25 PM (GMT+7)

Góp ý cho Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

(19:47:55 PM 05/07/2021)
(Tin Môi Trường) - Theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng Phó Chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) đã có bản góp ý cho Dự thảo Nghị định của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT” số 72/2020/QH14. Xin đăng tải toàn văn bài góp ý của GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng đã gửi cho Bộ TN&MT với mong muốn rằng các ủy viên Ban Chấp hành và các thành viên VACNE có nhiều đóng góp bổ sung.
Tôi đã đọc Bản Dự thảo Nghị định của Chính Phủ quy định chi tiết mộ tsố điều của Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 cùng với tập Phụ lục kèm theo, tôi có một số ý kiến nhận xét, góp ý chủ yếu như dưới đậy:
 
Góp[-]ý[-]cho[-]Dự[-]thảo[-]Nghị[-]định[-]của[-]Chính[-]phủ[-]quy[-]định[-]chi[-]tiết[-]một[-]số[-]điều[-]của[-]Luật[-]Bảo[-]vệ[-]môi[-]trường
GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng Phó Chủ tịch VACNE (Người thứ 2 từ trái qua)
 
1. ƯU ĐIỂM: Dự thảo Nghị định đã được biên soạn rất công phu, có chất lượng tốt, chi tiết, cụ thể, dễ hiểu và dễ áp dụng. Nhiều điều khoản biên soạn đã được đúc kết kinh nghiệm thực tế, đề ra các quy định chi tiết có chất lượng cao, giải quyết được các vấn đề tồn tại thực tế hiện nay, như là các điều khoản thuộc Chương 6. Quản lý môi trường, Chương 7. Trách nhiệm tái chế, xử lý sản phẩm , bao bì thải bỏ của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, Chương 11. Công cụ kinh tế và nguồnlực BVMT.
 
2. CÁC TỒNTẠI CẦN CHỈNH SỬA: Tuy vậy, bản Dự thảo Nghị định còn tồn tại một số nhược điểm mà chúng tôi mạnh dạn nêu ra sau đây để Ban soạn thảo Nghị định tham khảo chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn:
 
2.1. Dự thảo Nghị định, nhất là Phụ lục Nghị định, là quá dài dòng. Luật BVMT có 111 trang, bao gồm 171 điều, trong khi đó Dự thảo Nghị định có tới 197 điều, dầy 192 trang, cộng với 351 trang các Phụ lục kèm theo, tổng cộng là 543 trang, nhiều hơn gần 5 lần số trang của luật BVMT. Do đó cần phải rút gọn, đặc biệt là cần phải chọn lọc các Phụ lục sao cho đúng yêu cầu cần thiết, có hữu ích để Nghị định ngắn gọn hơn.
 
Tập Phụ lục của Dự thảo Nghị định của Chính phủ được biên soạn với 87 Phụ lục. tập Phụ lục này không có trang mục lục, nên chúng tôi đã lập trang liệt kê tên 87 Phụ lục đó kèm theo đây để dễ dàng phân tích và đánh giá. Xét các trang liệt kê 87 Phụ lục này ta thấy có tới 73 Phụ lục là các mẫu giấy báo cáo, mẫu biên bản, mẫu phiếu lấy ý kiến, mẫu giấy đăng ký, mẫu giấy cam kết, mẫu giấy quyết định thành lậphội đồng, mẫu giấy nhận xét, đánh giá, mẫu phiếu thẩm định, mẫu giấy thông báo, hướng dẫn điều tra, v.v… Theo ý kiến đánh giá của chúng tôi thì các mẫu giấy này chỉ là các loạimẫu giấytờ hành chính thông thường, nó không bao hàm nội dung quy định bắt buộc áp dụng, không thuộc loại văn bản pháp luật của nhà nước, không xứng đáng dùng làm Phụ lục cho Nghị định của Chính phủ. Nếu dùng làm Phụ lục cho Nghị định thì sẽ gây ra tính tiêu cực, làm mất tính sáng tạo của người áp dụng.
 
Vì vậy, chúng tôi đề nghị loạibỏ 73 Phụ lục này khỏi tập Phụ lục của Nghị định và chuyển chúng thành tập tài liệu hướng dẫn độc lập cho người áp dụng tham khảo. Chỉ giữ lại 14 Phụ lục sau đây là Phụ lục của Nghị định của Chính phủ:
 
-Phụ lục 1. Cấu trúc và nội dung phương án xử lý, cảitạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng -Phụ lục 5. Danh mục chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có tác động lớn đến môi trường
 
-Phụ lục 6. Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường -Phụ lục 7a. Danh mục dự án đầu tư Nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường
 
-Phụ lục 7b. Danh mục các dự án đầu tư Nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường, trừ dự án quy định tại Phụ lục 7a ban hành kèm theo Nghị định này
 
-Phụ lục 7c. Danh mục các dự án đầu tư nhóm III ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 5 Điều 28 Luật Bảovệ môi trường, trừ dự án quy định tại Phụ lục 7a và Phụ lục 7b ban hành kèm theo Nghị định này -Phụ lục 37. Danh sách các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được miễn đăng ký môi trường -Phụ lục 41. Danh sách các chất POP được đăng ký miễn trừ theo quy định của Công ước Stockholm -Phụ lục 55. Danh mục sản phẩm, bao bì phải được tái chế, quy cách tái chế và lộ trình thực hiện -Phụ lục 61. Danh mục sản phẩm, bao bì kèm theo mức đóng góp và thời điểm thực hiện trách nhiệm hỗ trợ xử lý chất thải -Phụ lục 73. Dự án đầu tư, cơ sở thuộc danh mục các loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có các thiết bị xả bụi, khí thải với lưu lượng lớn
 
-Phụ lục 75. Danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ -Phụ lục 76. Danh mục công nghệ, thiếtbị, sản phẩm và dự án phát triển ngành công nghiệp môi trường -Phụ lục 85. Danh mục dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
 
2.2. Chương 1. Quy định chung củabản Nghị định đã được biên soạn rất dài dòng, có thể viết ngắn gọn hơn, minh bạch hơn như phương án đề nghị dưới đây:
 
-Điều 1. Phạm vi điều chỉnh: Có thể viết ngắngọn là “Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT số 72/2020/QH14”.
 
-Điều 2. Đối tượng áp dụng: Có thể viết ngắngọn là: “Đối tượng áp dụng Nghị định này cũng chính là đối tượng áp dụng Luật BVMT.
 
-Điều 3. Giải thích từ ngữ: Trong Luật BVMT đã có giải thích 38 thuật ngữ quan trọng, là tương đối đầy đủ rồi. Điều 3 này giải thích nhiềutừ ngữ thông thường, có tính phổ thông, là điều không cần thiết, nên bỏ bớt đi cho gọn, như là các từ ngữ: Hệ thống thoát nước, vận chuyển chất thải, chất thải rắn thông thường, chất thải rắn sinh hoạt, di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên, v.v…
 
2.3. Trong bản Dự thảo Nghị định của Chính phủ có một số nội dung củamột số Điều Khoản viết quá chi tiết, dài dòng và có khi nằm ngoài phạm vi của Nghị định. Như tên Nghị định đã xác định rất rõ ràng là Nghị định chỉ “Quy định chi tiết mộtsố điều của LuậtBảovệ môi trường”, chứ không phải là quy định chi tiếtcủa tấtcả các điềucủa LuậtBảovệ môi trường. Mộtsố Điều trong Luật BVMT đã ghi rất rõ ràng “Chính phủ quy định chi tiết điều này, khoản này”. Thế nhưng, nội dung của Nghị định dự thảo đốivớimộtsố trường hợp không chỉ quy định chi tiết những khoàn cụ thể nào mà Luật BVMT đã nêu ra, mà trong Nghị định lại quy định chi tiết cả các khoản khác trong điều luật đó.
 
Ví dụ 1. Trong Luật BVMT: Điều 9. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt, tại khoản 4. đã ghi rõ “Chính phủ quy định chi tiếtnội dung, trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt” (trang 8 trong Luật BVMT). Tương tự, Điều 13. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí, tại khoản 5. đã ghi rõ “Chính phủ quy định chi tiếtnội dung, trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí” (trang 10 trong Luật BVMT). Như vậy, theo Luật BVMT thì Chính phủ cần có quy định chi tiếtvề kế hoạch quản lý chất lượng nước và chất lượng không khí là tương tự như nhau.
 
Thế nhưng, trong Dự thảo Nghị định của Chính phủ đối với môi trường nước (Mục 1 BVMT nước , Chương II Bảovệ các thành phần môi trường) chỉ có 2 điều quy định cụ thể : Điều 4. Nộidụng kế hoạch quản lý chất lượng MT nước mặt và Điều
 
5. Trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt. Nhưng đối với môi trường không khí (Mục 2. BVMT không khí, Chương II Bảo vệ các thành phần môi trường) lại có tới 4 điều quy định cụ thể: Điều 6. Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng MT không khí, Điều 7. Trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí (tương tự như đốivới môi trường nước), Điều 8. Nộidụng kế hoạch quản lý chất lượng MT không khí cấptỉnh và Điều 9. Trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh. Theo ý kiếncủa chúng tôi thì Điều 8 và điều 9 này khác so với môi trường nước, làm mất cân đối các quy định giữa điều 9 và điều 13 trong Luật BVMT và chúng không thuộc phạmvi quy định tại điểm5của điều 13 trong Luật BVMT. Do đó, nên bỏ bớt điều 8 và điều 9 này trong Dự thảo Nghị định của Chính phủ.
 
Ví dụ 2. Trong Luật BVMT, Điều 44. Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường có điều khoản “6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”. Thực hiện điều khoản 6 nêu trên, trong Dự thảo Nghị định của Chính Phủ đã viết tới 10 Điều với 20 trang để quy định chi tiết đối với điều 44 của Luật BVMT (đó là các Điều: Điều 28 Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp, cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường Điều 29 Trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường Điều 30 Cấp đổi giấy phép môi trường Điều 31 Cấp điều chỉnh giấy phép môi trường Điều 32 Cấp lại giấy phép môi trường Điều 33 Quy định về hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra cấp giấy phép môi trường Điều 34 Nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra cấp giấy phép môi trường Điều 35 Trách nhiệm của cơ quan thường trực thẩm định cấp giấy phép môi trường Điều 36 Tham vấn, lấy ý kiến trong quá trình cấp, cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường Điều 37 Trách nhiệm của chủ dự án đầu tư, cơ sở sau khi được cấp giấy phép môi trường). Theo suy nghĩ của chúng tôi thì vấn đề cấp giấy phép môi trường không phải là vấn đề rất phức tạp mà viết tới 10 Điều với 20 trang trong Nghị định của Chính phủ để quy định chi tiết cho Điều 44 của Luật BVMT là quá dài dòng, vì nội dung của Dự thảo Nghị định của Chính phủ chỉ có gồm 188 trang, tính trung bình số trang cho mỗi Điều cần quy định chi tiết chỉ là 188/47 điều = 4 trang. Như vậy sổ trang quy định chi tiết cho Điều 44 là 20 trang, gấp 5 lần trị số trang trung bình, là quá nhiều, mất cân đối, cần phải thu gọn hơn.
 
2.4. Có 4 Điều(Điều 14 , Điều 92, Điều 137, Điều 137) trong Luật BVMT có điều khoản “Chính phủ quy định chi tiết Điều này” nhưng chúng tôi không tìm thấy các quy định chi tiết đốivới 4 Điều này trong Dự thảo Nghị định của Chính phủ. Đó là 4Điều được liệt kê dưới đây:
 
-Tại Điều 14. Trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng môi trường không khí thuộc Mục 2. BVMT không khí, Chương 2. Bảo vệ các thành phần môi trường, di sản thiên nhiên của Luật BVMT có khoản “4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”, nhưng chúng tôi không tìm thấy câu nào viết về quy định chi tiết Điều 14 này” trong Dự thảo Nghị định của Chính phủ?
 
-Tại Điều 92. Bảo vệ tầng Ozon thuộc Chương 7. Ứng phó với BBĐKH của Luật BVMT có khoản “8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”, nhưng chúng tôi không tìm thấy Điều nào viết về quy định chi tiết Điều 92 này” trong Dự thảo Nghị định của Chính phủ?
 
-Tại Điều 137. Ký quỹ BVMT thuộc Mục 1. Công cụ kinh tế cho BVMT, Chương 11. Công cụ kinh tế , chính sách và nguồn lực BVMT của Luật BVMT có khoản “5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và mức ký quỹ, hình thức ký quỹ, nguyên tắc áp dụng lãi suất ký quỹ, hoàn trả ký quỹ bảo vệ môi trường”, nhưng chúng tôi không tìm thấy Điều nào viết về quy định chi tiết Điều 137 này” trong Dự thảo Nghị định của Chính phủ?
 
-Tại Điều 139. Tổ chức và phát triển thị trường Các bon thuộc Mục 1. Công cụ kinh tế cho BVMT, Chương 11. Công cụ kinh tế , chính sách và nguồn lực BVMT của Luật BVMT có khoản “11. Chính phủ quy định chi tiết Điều này, chi phí phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, lộ trình, thời điểm triển khai thị trường cácbon trong nước phù hợp với điều kiện kinh tế -xã hội của đất nước và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
 
Phải chăng đây là 4 điều bị bỏ quên khi Dự thảo Nghị định. Đề nghị ban biên soạn kiểm tra, nếu đúng bỏ sót thì biên soạn bổ sung.
 
2.5. Trong Luật BVMT có 2 Điều có điều khoản quy định “Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy định chi tiết về 2 điều này”, có nghĩa là chúng không phù hợp ghép vào Nghị định này, cho nên cần có ban hành thêm các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để quy định chi tiết đối với 2 Điều này. Đó là 2Điều sau đây:
 
-Tại Điều 58. Bảo vệ môi trường nông thôn thuộc Mục 2, Chương 5. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị và nông thôn, trong một số lĩnh vực, trong Luật BVMT có điểm “e) Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí về bảo vệ môi trường trong xây dựng và phát triển nông thôn”, nhưng trong Dự thảo Nghị định không có nội dung viết về điểm này, có nghĩa là cần phải ban hành thêm Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “tiêu chí bảo vệ môi trường trong xây dựng và phát triển nông thôn”? trước ngày Luật BVMT có hiệu lực?.
 
-Tại Điều 91. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thuộc Chương 7. Ứng phó với BĐKH trong Luật BVMT có điều khoản“3. Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, cập nhật 02 năm một lần trên cơ sở tỷ trọng phát thải khí nhà kính trên tổng phát thải khí nhà kính quốc gia; điều kiện và tình hình phát triển kinh tế -xã hội; tiêu thụ nhiên liệu, năng lượng trên đơn vị sản phẩm, dịch vụ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ”, nhưng trong Dự thảo Nghị định không có nội dung viết về điểm này, có nghĩa là cần phải ban hành thêm Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về vấn đề này? trước ngày Luật BVMT có hiệu lực?.
 
2.6. Tính liên kết, liên thông, dắt dẫn, giữa 3 văn bản Luật BVMT, Nghị định của Chính Phủ và các Phụ lục là thiếu rõ ràng, gây ra nhiều khó
 
khăn cho người đọc, người tra cứu. Thí dụ,như đốivới Điều 4 và Điều5của Mục 1 Chương 2 của Nghị định đáng nhẽ được ghi rõ trong ngoặc đơn đây là Quy định chi tiết cho Điều9của Luật BVMT, và nếu như Điều 4 và điều 5 này cầnsử dụng Phụ lục nữa thì cũng cần phải ghi rõ tham khảo phụ lục nào, phụ lục số mấy, để người đọc, người tra cứudễ dàng lần tìm ra. Nhưng trong Nghị định không hề có các chỉ dẫn đó.
 
KẾT LUẬN GÓP Ý
 
Tuy rằng Dự thảo Nghị định đã được biên soạnrất công phu, có nhiều ưu điểm, nhưng vẫn còn một số nhược điểm, chúng tôi đề nghị chỉnh sửa sau đây:
 
-Tập Phụ lục của Dự thảo Nghị định được biên soạnvới 87 Phụ lục, trong đó có tới 73 Phụ lục là các mẫu giấy báo cáo, mẫu biên bản, mẫu phiếulấy ý kiến, mẫu giấy đăng ký, mẫu giấy cam kết, mẫu giấy quyết định thành lập hội đồng, mẫu giấy nhận xét, mẫu giấy đánh giá, mẫu phiếu thẩm định, mẫu giấy thông báo, hướng dẫn điều tra, v.v… Theo ý kiến đánh giá của chúng tôi thì các mẫu giấy này chỉ là các loạimẫu giấytờ hành chính thông thường, nó không bao hàm nội dung quy định bắt buộc áp dụng, không thuộc loại văn bản pháp luậtcủa nhà nước, chúng tôi đề nghị loạibỏ 73 Phụ lục này ra khỏitập Phụ lục của Nghị định và chuyển chúng thành tập tài liệu hướng dẫn độc lập cho những người có liên quan tham khảo áp dụng. Chỉ giữ lại 14 Phụ lục sau đây làm Phụ lục cho Nghị định của Chính phủ: Phụ lục 1, Phụ lục 5, Phụ lục 6, Phụ lục 7a, Phụ lục 7b, Phụ lục 7c, Phụ lục 37, Phụ lục 41, Phụ lục 55, Phụ lục 61, Phụ lục 73, Phụ lục 75, Phụ lục 76và Phụ lục 85.
 
-Chương 1. Quy định chung của Dự thảo Nghị định đã được biên soạn rất dài dòng. Chúng tôi đề nghị phương án cụ thể để các Điều (Điều 1, Điều 2, Điều 3) của Chương 1 này được biên soạn ngắngọn hơn, minh bạch hơn.
 
-Trong bản Dự thảo Nghị định có một số Điều Khoản viết quá chi tiết, dài dòng và có khi nằm ngoài phạm vi của Nghị định. Ví dụ 1: Đối với Điều 9. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt và đối với Điều 13. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí, ở trong Luật BVMT được biên soạn tương tự như nhau, nhưng trong Dự thảo Nghị định, chúng được biên soạn qui định chi tiết lại rất khác nhau. Cụ thể là đối với môi trường nước chỉ có 2 điều (điều 4 và điều 5), nhưng đối
 
với môi trường không khí lại có tới 4 điều (điều 6, điều 7, điều 8 và điều 9). Ví dụ
 
2. Trong Luật BVMT, Điều 44. Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường, trong Dự thảo Nghị định của Chính Phủ đã viết qui định chi tiết đối với Điều 44 này dài tới 10 Điều và gồm 20 trang. Theo ý kiến của chúng tôi: viết như vậy là quá dài dòng, cần phải thu gọn hơn.
 
-Trong Luật BVMT có 4 Điều (Điều 14 , Điều 92, Điều 137, Điều 139) có điều khoản “Chính phủ quy định chi tiết Điều này”, nhưng chúng tôi không tìm thấy các quy định chi tiết đốivới 4 Điều này trong Dự thảo Nghị định của Chính phủ. Phải chăng đây là 4 điều bị bỏ quên khi Dự thảo Nghị định. Đề nghị ban biên soạn kiểm tra, nếu đúng là bỏ sót thì biên soạn bổ sung.
 
-Trong Luật BVMT có 2 Điều (Điều 58 và Điều 91) có điều khoản quy định “Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy định chi tiết về điều này”, có nghĩa là chúng không phù hợp ghép vào Nghị định này. Do đó cần có Dự thảo ban hành thêm Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để quy định chi tiết đối với 2 Điều này.
 
-Tính liên kết, liên thông, dắt dẫn, giữa 3 văn bản (Luật BVMT, Nghị định của Chính Phủ và các Phụ lục) là thiếu rõ ràng, gây ra nhiều khó khăn cho người đọc, người tra cứu, người sử dụng.
GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng Phó Chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Góp ý cho Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI