Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Góp tiền đón nhận "Kỳ quan mới" ở Hạ Long: Người dân không thuận
(16:45:32 PM 19/05/2012)
Góp tiền đón nhận "Kỳ quan mới" ở Quảng Ninh: Người dân không thuận - Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Danh Lập, Bí thư chi bộ khu phố 1, phường Bãi Cháy cho biết: việc chính quyền thành phố lồng 2 nội dung với 2 mục đích, ý nghĩa và tính chất khác nhau vào một cuộc vận động khiến người dân không hài lòng và gây nghi ngờ. Ông Lập cũng như nhiều khu trưởng, tổ trưởng dân phố trên địa bàn thành phố Hạ Long phản ánh, bất hợp lý của cuộc vận động còn thể hiện ở thời điểm phát động. Bởi mới đây, các hộ dân đã phải đóng góp các loại tiền công ích như 6 quỹ xã hội, phí môi trường… với số tiền cũng từ 200.000 – 350.000 đồng/hộ, nay lại tiếp tục huy động sức dân nữa thì nhiều hộ sẽ gặp khó. Đối với các doanh nghiệp cũng vậy, trong thời gian qua, các doanh nghiệp liên tục hỗ trợ góp tiền để góp sức với tỉnh Quảng Ninh tổ chức các sự kiện lớn như: Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Ninh năm 2012 vào cuối tháng 2, Tuần du lịch Hạ Long - lễ hội Carnaval (từ 24/4 đến 2/5) và đặc biệt nhân dân thành phố Hạ Long vừa phải trải qua đợt thiên tai mưa đá hồi cuối tháng 4 thiệt hại 17 tỷ đồng. Vì vậy, nếu đóng góp thêm khoản tiền hỗ trợ cho lễ công bố, đón nhận danh hiệu kỳ quan thiên nhiên nữa thì quả là gánh nặng cho nhiều hộ dân.
Ông Lưu Thế Ngọc, tổ trưởng tổ 4C khu 7A phường Hồng Hải cho biết ông gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận động nhân dân đóng góp kinh phí tổ chức lễ đón nhận danh hiệu của Vịnh Hạ Long. Cả tổ ông có 36 hộ nhưng chỉ duy nhất có hộ gia đình bí thư chi bộ là đóng khoản tiền này, còn lại các hộ chỉ đóng góp tiền hỗ trợ cho huyện Ba Chẽ xây dựng nông thôn mới.
Ngoài nguyên nhân ở trên, ông Ngọc còn nêu một số bất hợp lý ở chỗ là việc đưa ra mức đóng góp “sàn” của thành phố là không hợp lý. Trong kế hoạch thực hiện của Ban Vận động Đảng uỷ phường Hồng Hải ngày 27/4 nêu rõ: mỗi hộ dân đóng góp tối thiểu 100.000 đồng/1hộ; các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp: loại nhỏ tối thiểu 5 triệu đồng/đơn vị, loại vừa và lớn tối thiểu 10 triệu đồng/đơn vị. Rõ ràng, cụm từ “tối thiểu” gần như đã ép buộc người dân phải đóng góp khoản tiền do chính quyền địa phương định sẵn.
Giải đáp vấn đề này, ông Vũ Hồng Thanh, Bí thư Thành uỷ Hạ Long cho biết: Việc đưa ra mức tiền chỉ là định hướng chứ không phải là ép buộc. Việc tuyên truyền mục đích, nội dung của cuộc vận động từ thành phố tới các tổ, khu phố bị “Tam sao thất bản” nên nhiều người dân hiểu chưa đúng. Ông Thanh khẳng định lại nội dung vận động là hỗ trợ cho lễ công bố, đón nhận Vịnh Hạ Long là kỳ quan chứ không phải là hỗ trợ cho lễ hội carnaval Hạ Long như nhiều người vẫn hiểu nhầm. Tuy vậy, ông Thanh cũng thừa nhận cách thức vận động của thành phố có “vấn đề”, việc này đã được Thường trực Thành uỷ rút kinh nghiệm và kịp thời ra thông báo số 375-TB/TU ngày 7/5 để định hướng rõ lại mục tiêu, ý nghĩa và cách thức thực hiện. Trong thông báo này, Thường trực Thành uỷ Hạ Long chỉ đạo các phường xây dựng biểu mẫu cụ thể và từng nội dung huy động hỗ trợ kinh phí để doanh nghiệp, hộ gia đình tuỳ điều kiện và tình cảm của mình ủng hộ kinh phí cả 2 nội dung hoặc 1 trong hai nội dung hỗ trợ và mức hỗ trợ là tự nguyện.
Theo ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Ngọc Minh, muốn người dân tự nguyện đóng góp thì cần phải tuyên truyền sâu rộng, giúp dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động. Thêm vào đó, lãnh đạo thành phố cần ra lời kêu gọi người dân trước khi phát động và cuối cùng việc vận động không nên đưa ra mức đóng góp cụ thể, hãy để người dân, doanh nghiệp tự nguyện đóng góp bằng lòng hảo tâm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.