Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Chủ nhật, 24/11/2024, 05:16:40 AM (GMT+7)
Giữ gìn không gian sông biển
(20:57:45 PM 20/10/2019)(Tin Môi Trường) - Mấy ngày qua, những người yêu mến biển Vũng Tàu đã trải qua nhiều cảm xúc từ giật mình đến phản ứng rồi phẫn nộ bởi một công trình lấp biển đang được thi công rầm rộ ở bãi Trước để làm thủy cung và khách sạn cao hơn 20 tầng.
>> Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên >> Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> Vĩnh Phúc giữ gìn, phát huy giá trị cây di sản >> Cần giữ gìn và phát huy giá trị Cây di sản Việt Nam >> Bkav ra mắt Bộ phần mềm an ninh không gian mạng Bkav Pro Edu bảo vệ trẻ em sử dụng Internet
Công trình này nếu được dựng lên, nhất là khách sạn sẽ che mất tầm nhìn rộng thoáng từ đường Hạ Long - Trần Phú hướng về phía Cần Giờ, hướng ra Biển Đông.
Dạo dọc đường Trần Phú - Hạ Long - Quang Trung ngắm biển, ngồi ở bờ kè ngắm hoàng hôn, nhìn tàu bè qua lại, hóng mát ở bãi Trước... đã trở thành một thói quen của người dân Vũng Tàu và du khách.
Ráng đỏ hoàng hôn, những chiếc ghe hối hả ngược - xuôi ra biển đánh cá, chở cá về Bến Đá - Bến Đình. Những chiếc tàu container lừng lững, chầm chậm vào luồng. Khi thủy triều xuống, nhìn xa có thể thấy loáng thoáng rừng ngập mặn Cần Giờ...
Nhưng nếu công trình khách sạn cao vút kia mọc lên, chỉ bằng sự liên hệ đơn giản, ai cũng cảm nhận được tầm nhìn thoáng đãng hằng ngày sẽ bị che khuất.
Đó là lý do chính mà những người yêu biển, yêu cảnh quan đẹp đang lên tiếng trong những ngày qua. Có người ví von rất hình ảnh rằng, tòa nhà đó mọc lên giống như một nốt ruồi to tướng, như vết sẹo đóng trên khuôn mặt của cô gái đẹp (!).
Chưa hết, những chuyên gia về môi trường còn lo ngại việc biến đổi dòng chảy gây xói lở, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Thực tế cho thấy nhiều nơi đang phải tính đến chuyện di dời các công trình lấn biển để trả lại không gian sinh hoạt cho cộng đồng. Tại phố biển Quy Nhơn, hiện tỉnh Bình Định đang đẩy nhanh việc di dời ba khách sạn lớn che mất tầm nhìn ra biển.
Tất nhiên, muốn di dời, chính quyền phải chi cả trăm tỉ đồng tiền ngân sách để giải quyết. Tại Đà Nẵng, vì trước đây đã giao đất ven sông cho doanh nghiệp làm dự án thì nay cũng đang phải tính toán hoán đổi đất cho nhà đầu tư, lấy lại đất ven sông để làm công viên.
Tại TP.HCM, những nhà quy hoạch còn đề xuất phải bố trí các công trình vui chơi, giải trí, cây xanh có tính phúc lợi dọc sông Sài Gòn để phục vụ người dân. Còn ở "thủ phủ Tây Đô", chính quyền cũng đang giải tỏa các căn nhà ven sông Cần Thơ dài hàng kilômet để làm cây xanh, lối đi bộ, tạo cho người dân có nơi sinh hoạt cộng đồng...
Ngay tại Vũng Tàu, 20 năm về trước, chính quyền đã giải tỏa hàng quán nhếch nhác, lụp xụp ở bãi Trước để làm công viên xanh mát bên biển như hiện nay. Rồi bãi Sau, chính quyền cũng đang tích cực tạo ra một bãi tắm có cảnh quan thông thoáng, sạch sẽ. Vậy tại sao bây giờ phải lấp biển bãi Trước để làm thủy cung, xây khách sạn?
Đường Trần Phú, Quang Trung, Hạ Long luôn chật kín mỗi khi chiều về, những ngày lễ tết. Chạy xe chầm chậm dạo biển, ngồi trên bờ kè hóng mát cuối ngày chắc chắn đã đem lại cảm giác sảng khoái, thư thái cho nhiều người dân Vũng Tàu. Du khách đến đây, không ai có thể bỏ qua những bức hình "check-in" trước biển trời mênh mông, thoáng đãng này.
Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta một khung cảnh đẹp mà ai cũng có thể thưởng lãm, hưởng thụ, từ vị du khách nhiều tiền đi xe sang đến những người lao động chân lấm tay bùn. Vì vậy, xin hãy giữ lại vẻ đẹp và phúc lợi hiếm có của tự nhiên cho người dân trước khi quá muộn!
Đông Hà (BáoTTO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.