Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Giới ngoại giao châu Âu đề nghị bảo tồn Thương xá Tax
(21:51:45 PM 07/10/2014)
Thương xá Tax từ thưở mới xây dựng năm 1880
Cụ thể, đại diện Tổng lãnh sự quán Phần Lan tại TPHCM vừa gửi một lá thư cho UBND TPHCM và Bộ VHTTDL đề xuất một số giải pháp nhằm giúp bảo tồn một phần Thương xá Tax sắp sửa bị phá dỡ để xây dựng thành một trung tâm thương mại cao 40 tầng.
Nội dung lá thư cho thấy giải pháp được đề nghị trước tiên là giữ nguyên trạng “phần sảnh lobby chính, cùng sàn lót gạch mosaic và cầu thang chính của Thương xá Tax” để sau này sẽ được “tích hợp vào phần thiết kế của tòa nhà mới sẽ được xây dựng thay thế”.
Còn nếu giải pháp trên không được thực hiện thì lá thư đề nghị “sẽ có một giải pháp khác để tháo dỡ, di chuyển và giữ lại các phần thiết kế (sàn khảm mosaic, lan can, tay vịn và các đầu cầu thang chạm trổ) của cầu thang và lobby sảnh chính”.
Các cơ quan đứng ra làm việc này Tổng lãnh sự quán Phần Lan, được sự ủy quyền của Tổng lãnh sự quán Pháp tại TPHCM và Lãnh sự đoàn TPHCM, hứa hẹn có thể đứng ra tự thu xếp nhân công và chi phí để thực hiện giải pháp thứ hai.
Sau này các bộ phận được tháo dỡ sẽ được “tích hợp vào các công trình bảo tàng và tôn tạo khác một cách có hệ thống và chuyên nghiệp thay vì chỉ đập bỏ, chia nhỏ hay phân tán cho mỗi nơi một mẩu”, lá thư viết.
Để thực hiện được việc tháo dỡ, lá thư đề nghị các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và cho họ thời gian, dự kiến trong vòng 15-20 ngày để thực hiện.
Trước đó, trả lời báo chí, ông Đoàn Hoài Minh, Giám đốc dự án của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), chủ đầu tư dự án Thương xá Tax mới cho biết trong thiết kế của tòa nhà mới, các chi tiết kiến trúc gắn liền với lịch sử tòa nhà sẽ được xem xét lưu giữ một phần. Tuy nhiên chưa thể xác định chi tiết cụ thể do công trình vẫn đang trong giai đoạn thiết kế.
Thương xá Tax hiện là một trung tâm thương mại lâu đời và nổi tiếng hàng đầu tại TP HCM với diện tích 9.200 m2 nằm ngay trung tâm quận 1, tiếp giáp 3 đại lộ mua bán sầm uất và nhộn nhịp nhất thành phố là Nguyễn Huệ, Lê Lợi và Pasteur.
Công trình này có một lịch sử lâu đời và được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 19, là một phần của Sài Gòn xưa. Ban đầu, nơi này mang tên Les Grands Magazins Charner (GMC) được xây dựng theo kiến trúc Pháp với những nét chấm phá mang đậm đường nét văn hóa Á Đông.
Tọa lạc tại vị trí đẹp nhất của Sài Gòn, ngay trung tâm quận 1, GMC kinh doanh các mặt hàng sang trọng được nhập khẩu chủ yếu từ Anh, Pháp và các nước phương tây nhằm phục vụ cho giới thượng lưu Sài thành và các đại điền chủ Lục tỉnh Nam kỳ vào thời kỳ đó.
Được xây dựng vào năm 1880, cùng với những công trình kiến trúc thời Pháp thuộc khác như Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố, Nhà hát lớn thành phố, Dinh toàn quyền (nay là Hội trường Thống Nhất), Dinh Xã Tây (này là UBND TP HCM), Thương xá Tax góp phần tạo nên một "Hòn ngọc Viễn Đông" tao nhã và sôi động bậc nhất châu Á thời bấy giờ.
Thương xã tắc đã trở thành hình ảnh quen thuộc gắn liền với Sài Gòn
Về sau, để tận dụng tối đa công năng và hiệu quả sử dụng tòa nhà, người chủ GMC đã quyết định đập bỏ tháp đồng hồ và xây thêm một tầng nữa. Chữ GMC được đặt trên nóc tòa nhà, quan khách có thể nhìn thấy từ rất xa.
Đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, tòa nhà GMC được Hội Mậu dịch đổi tên thành Thương xá Tax, mặt bằng được chia nhỏ và cho các tiểu thương thuê buôn bán. Vào thời kỳ này, việc mua bán vẫn rất nhộn nhịp đồng thời các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới bắt đầu được du nhập nhiều hơn vào Việt Nam.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử cùng biến động của thành phố, tòa nhà vẫn tiếp tục tồn tại bền vững.
Sau ngày giải phóng, Thương xá Tax được giao lại cho UBND thành phố, Tòa nhà không còn là địa điểm kinh doanh sầm uất; mặt bằng thỉnh thoảng được tận dụng làm không gian trưng bày các mặt hàng, máy móc công nghiệp do các đơn vị quốc doanh của thành phố sản xuất.
Đến năm 1981, UBNDTP quyết định thành lập Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp Thành phố trực thuộc Sở Thương Nghiệp để nâng tầm hoạt động, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Đây cũng là một trong những cửa hàng lớn nhất Việt Nam thời bấy giờ.
Ngày 19/1/1998, dòng chữ Thương xá Tax chính thức được đặt trên nóc tòa nhà, đánh đấu sự trở lại của một thương hiệu đã tồn tại và ăn sâu vào nếp nghĩ của người Sài Gòn xưa.
Ngày 26/4/2003, một Trung tâm Thương mại hiện đại Thương xá Tax được khánh thành trên cơ sở đại tu toàn bộ tòa nhà và trở thành điểm tham quan quen thuộc của người dân Sài Gòn và du khách quốc tế.
Tòa nhà với câu chuyện hơn “100 năm lịch sử” đã là một trung tâm thương mại sầm uất, lâu đời nhất tại Việt Nam.
Dự kiến vào cuối năm 2014 địa điểm này sẽ được xây dựng thành trung tâm Thương mại Dịch vụ Văn phòng Khách sạn tại Thương xá Tax. Theo thiết kế, Thương xá Tax sẽ được mở rộng và phát triển thành Tax Plaza, một khu phức hợp 40 tầng gồm có trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, triển lãm quốc tế, phòng hội nghị, hầm đậu xe.
Từ năm 2010, UBND TP HCM đã chấp thuận chủ trương cho Satra làm chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng Trung tâm Thương mại Dịch vụ Văn phòng Khách sạn tại Thương xá Tax.
Theo thiết kế, Thương xá Tax sẽ được mở rộng và phát triển thành Tax Plaza, một khu phức hợp 40 tầng gồm có trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, triển lãm quốc tế, phòng hội nghị, hầm đậu xe. Còn phương án xây dựng bãi đáp trực thăng trên nóc tòa nhà trước đó đã bỏ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.