Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
“Formosa không đáng được tồn tại 70 năm trên lãnh thổ Việt Nam”
(09:19:05 AM 27/07/2016)Đó là ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, nguyên Giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), về dự án Cty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Chia sẻ với phòng viên Dân trí, Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn cho biết, từ khi thành lập đến nay, tập đoàn Formosa - công ty “mẹ” của Cty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh không phải là doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm về gang thép. Vậy tại sao Formosa lại bỗng nhiên lao vào lĩnh vực gang thép vốn không phải thế mạnh của mình và lại lao vào ngay khi thị trường thép thế giới bắt đầu xuống dốc, đó là những câu hỏi mà Tiến sĩ Sơn băn khoăn.
Ông Nguyễn Thành Sơn cho rằng, Formosa không đáng được cấp phép đầu tư 70 năm tại Việt Nam
“Nếu nghiêm túc, có trách nhiệm, không có doanh nghiệp nào đầu tư như Formosa Hà Tĩnh. Nhưng Formosa đã dám đầu tư, vì tập đoàn này đã lựa chọn ngành nghề đầu tư không bình thường và theo “thế mạnh cạnh tranh cốt lõi” của mình - đó là kinh doanh môi trường bẩn”, Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn nói.
Nguyên Giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng cho rằng, khi ngành thép thế giới (trong đó có Đài Loan) đang bị thu hẹp, những doanh nghiệp thiếu nghiêm túc sẽ nghĩ ngay đến việc tiết giảm chi phí về bảo vệ môi trường. Và theo hướng đó, Formosa đã chọn những công đoạn độc hại nhất trong chuỗi sản phẩm của thép để đưa vào Hà Tĩnh, đó là luyện than thành cốc (coke) và luyện quặng sắt thành gang.
Với cách làm đó ở Hà Tĩnh, Tiến sĩ Sơn nhận định Formosa hướng đến mục tiêu giảm thua lỗ, đưa ô nhiễm ra khỏi Đài Loan và duy trì được thị phần thép trong bối cảnh khủng hoảng thừa của công nghiệp thép hiện nay.
Theo Tiến sĩ Sơn, bản chất của dự án Formosa là dựa vào sự buông lỏng quản lý, để nhập khẩu loại than rẻ tiền để luyện cốc và nhập khẩu quặng sắt để luyện gang ở Hà Tĩnh. Tiến sĩ Sơn cho rằng, đây chỉ là một dự án “lớn” về ô nhiễm, chứ hoàn toàn không phải là một dự án “lớn” về lợi ích mang lại cho Hà Tĩnh. Do vậy, nó không đáng được tồn tại lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam tới 70 năm.
Công nghệ luyện than thành cốc (thuộc lĩnh vực hóa - than) trên thế giới đã và đang để lại những khối lượng chất thải độc hại khổng lồ trên trái đất. “Công nghệ hóa than nói chung, và công nghệ luyện than thành cốc nói riêng, được coi là rất độc hại về mặt môi trường. Do vậy, chỉ có những người thiếu trách nhiệm mới không “lường hết” những nguy hại có thể mang đến cho môi trường sống từ những dự án như Formosa”, Tiến sĩ Sơn phân tích.
Nguyên Giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng đánh giá dự án gang - thép Formosa Hà Tĩnh về bản chất công nghệ, thuộc loại những dự án rất bẩn về môi trường. Trên thế giới, các nước đang tìm mọi cách đẩy ra khỏi biên giới của mình các dự án về luyện kim vì vấn đề xử lý chất thải rất tốn kém, không hiệu quả về kinh tế.
Dù chiếm diện tích đất rất lớn nhưng theo Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, sự lan tỏa của dự án Formosa là rất thấp, lợi ích mang lại của dự án hầu như không có. Vì vậy, Tiến sĩ Sơn kiến nghị Chính phủ nên xem xét lại quy mô (không nên quá 7,5 triệu tấn/năm) và thời gian tồn tại của dự án Formosa không nên quá 25-30 năm - đây là vòng đời kinh tế của các dự án công nghiệp.
“Ở Hà Tĩnh, Formosa đã và đang “ký hợp đồng” với các “doanh nghiệp môi trường” Việt Nam đưa chất thải từ dự án ra “chôn cất” ở bên ngoài là một hành vi không nghiêm túc và vô trách nhiệm”, Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn chỉ rõ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
- TS NGUYỄN NGỌC SINH, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam: “Hướng tới cộng đồng, chung sức cùng cộng đồng”
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.