Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Thứ bảy, 18/01/2025, 10:13:32 AM (GMT+7)
Formosa để lại bài học đau xót về nhân tai
(13:34:37 PM 21/04/2017)(Tin Môi Trường) - PGS.TS Phạm Xuân Hằng, phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN, đã bình luận như vậy
>> Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN >> Nhiều bài học quý được rút ra từ hoạt động hợp tác quốc tế >> Thấy gì sau 6 năm Formosa Hà Tĩnh gây ra thảm họa môi trường? >> 8 bài học thất bại từ một chương trình trồng cây xanh >> Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Formosa nguồn thải lớn nhưng không đánh giá tác động môi trường trước phê duyệt đầu tư
Cảnh bên ngoài Nhà máy Formosa (ảnh chụp ngày 18-4-2017) - Ảnh: Văn Định
Ông Phạm Xuân Hằng bình luận như vậy sau khi Ủy ban Kiểm tra trung ương có kết luận về thi hành kỷ luật đối với các cá nhân của Bộ Tài nguyên - môi trường, tỉnh Hà Tĩnh có liên quan sự cố môi trường biển do Formosa gây ra.
Ông nói để có được các kết quả kiểm tra, xử lý với các cá nhân, tổ chức có liên quan, tôi hoan nghênh các cơ quan của Đảng đã vào cuộc.
Nhưng tôi muốn đặt một câu hỏi trước tiên rằng giải quyết như vậy đã triệt để chưa?
Theo tôi là vẫn chưa triệt để. Bởi việc xử lý mới dừng lại ở cấp bộ, đối với cá nhân các ông Nguyễn Minh Quang, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Thái Lai..., và ở cấp tỉnh là ông Võ Kim Cự.
Chúng ta đều biết rằng đây là siêu dự án nhiều tỉ USD, nhiều vấn đề phải được quyết định ở cấp Chính phủ, hay nói cách khác là phải được lãnh đạo Chính phủ “gật đầu” thì các cấp dưới mới làm được.
Vậy thì Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2015 có trách nhiệm gì không, trách nhiệm đến mức nào, có ai bị xử lý không và những kinh nghiệm gì được rút ra cho cái gọi là “sự cố” này? Vấn đề đặt ra cần được làm rõ, có như vậy thì nhân dân mới yên tâm.
* Thưa ông, cho đến thời điểm này, khi các cơ quan có thẩm quyền của Đảng kết luận, xử lý các tổ chức, cá nhân có liên quan đến sự cố môi trường biển miền Trung do Formosa gây ra thì có thể nói rằng sự cố đối với môi trường biển này là do nhân tai gây ra, sự việc này để lại bài học gì?
- Dẫu trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có được xử lý thì bài học đầu tiên phải rút ra rằng xử lý trách nhiệm như vậy là chậm trễ.
Sự cố xảy ra với môi trường biển, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống ngư dân và các ngành nghề có liên quan, xã hội bức xúc.
Nếu như Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các nhà khoa học sớm tìm ra nguyên nhân, buộc Formosa phải cúi đầu xin lỗi, bồi thường cho nhân dân bốn tỉnh miền Trung khá kịp thời thì sự chậm trễ trong xử lý cán bộ lại gây bức xúc dư luận.
Tôi theo dõi các phiên họp Quốc hội thì thấy chính các đại biểu như ông Trần Công Thuật (phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình), Dương Trung Quốc (đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai)... đã lên tiếng rất mạnh mẽ yêu cầu phải khẩn trương xử lý trách nhiệm các cá nhân một cách nghiêm khắc, nhưng đến nay mới thấy có ý kiến xử lý kỷ luật về mặt Đảng, còn xử lý về mặt Nhà nước đối với những cá nhân nêu trên thì chưa thấy.
Cần phải trả lời rõ là tại sao lại làm chậm như vậy, do quy trình thủ tục hay do còn lấn cấn chuyện gì khác?
Đặt vấn đề như vậy để một lần nữa nhấn mạnh nguyên nhân sâu xa của cái gọi là “sự cố Formosa” là do nhân tai.
Nhân tai ở đây là con người gây ra, không phải là người dân bình thường, mà là bắt nguồn từ những cán bộ có chức có quyền không biết vì lý do gì, lợi ích gì mà vi phạm như vậy.
Việc xác định trách nhiệm cán bộ trong vụ việc này tôi cho rằng không khó, bởi đây chưa phải là vụ án hình sự; các hồ sơ, giấy tờ, chữ ký, đề xuất, phê duyệt... có liên quan đều sờ sờ ra đấy, trong tầm tay của các cơ quan Đảng, Nhà nước của ta chứ có phải sang Đài Loan để điều tra, thu thập đâu (thậm chí tôi còn biết khi sự cố môi trường biển xảy ra, các nghị sĩ Quốc hội Đài Loan cũng đã lập tức lên tiếng yêu cầu làm rõ sự việc).
Đành rằng xử lý con người phải thận trọng, nhưng thử hỏi rằng khi nắm quyền trong tay thì những cán bộ ấy có thận trọng không?
Nếu việc xử lý được tiến hành khẩn trương, nghiêm minh thì lòng dân đỡ xáo trộn hơn, các lực lượng được cho là thiếu thiện cảm bên ngoài sẽ khó lợi dụng vào đó để kích động.
Vậy ở đây là bài học về việc cần phải xử lý kịp thời, công khai, minh bạch những sự việc lớn, thu hút rộng rãi dư luận xã hội, đặc biệt là những sự việc gây bức xúc xã hội, để làm an lòng dân.
PGS.TS Phạm Xuân Hằng - Ảnh: Hoàng Long
* Nói riêng về trường hợp ông Võ Kim Cự. Sự cố môi trường biển miền Trung xảy ra trước khi cử tri bỏ phiếu bầu ông này làm đại biểu Quốc hội trong tư cách chủ tịch Liên minh hợp tác xã VN. Khi ấy, nhiều ý kiến đã đặt ra vấn đề tư cách đại biểu Quốc hội của ông Cự, nhưng cuối cùng ông ấy vẫn được vào Quốc hội...
- Ngay cả khi ông Cự đã trúng cử rồi thì dư luận vẫn đặt vấn đề về tư cách đại biểu Quốc hội của ông ấy, ngay giữa những ngày “nóng bỏng” nhất của sự cố môi trường biển.
Lẽ ra các cơ quan có trách nhiệm phải sớm xử lý vấn đề như tôi đã nói ở trên, để Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội của ông Cự.
Các cơ quan có trách nhiệm đã làm chậm và rất mất thời gian cho việc này. Đáng lẽ MTTQ VN cũng phải có ý kiến ngay, tôi là thành viên đoàn chủ tịch thì tôi thấy mình cũng còn nể nang, không phát biểu kịp thời.
* Một vấn đề cần đặt ra là với cả hệ thống các cơ quan chuyên môn và chính quyền từ trung ương đến địa phương như vậy, để sự cố Formosa xảy ra, khi kết luận thì có “vi phạm nghiêm trọng” ở cả cấp bộ và cấp tỉnh... Phải chăng có vấn đề về tổ chức cán bộ và kiểm soát quyền lực?
- Nếu nói cho đủ thì còn có cả vai trò của cấp sở nữa. Sở Tài nguyên - môi trường Hà Tĩnh có trách nhiệm gì, với tư cách là cơ quan chuyên môn của địa phương, quản lý địa bàn?
Như tôi đã nói, việc xử lý trách nhiệm và rút ra bài học về công tác cán bộ cần phải thực hiện triệt để, nghiêm túc và công bằng, tránh bỏ sót và tránh để dư luận cho rằng chỉ “tắm từ vai trở xuống”.
Ở cấp tỉnh thì kêu gọi đầu tư, tham mưu, đề xuất, quản lý địa bàn..., nhưng để được thẩm định, phê duyệt, quyết định chính sách ưu đãi vượt khung và những vấn đề khác như cấp phép xả thải, chấp thuận công nghệ sản xuất... thì phải cao hơn cấp tỉnh, cụ thể là Bộ Tài nguyên - môi trường và Chính phủ.
Nhân dân không hoài nghi, bức xúc sao được khi mà qua chừng ấy cơ quan, với “sai phạm nghiêm trọng” của các bộ ở các cấp, đã để hậu quả xấu xảy ra. Ở đây có tình trạng như dân gian vẫn nói là “con voi chui lọt lỗ kim”.
Vậy ai đã giúp “con voi chui lọt lỗ kim”? Phải trả lời rõ điều đó thì nhân dân mới tin, mới thấy thuyết phục, nếu không thì vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ liêm chính và kiến tạo.
* Trong giai đoạn vừa qua, ở một số địa phương khi triển khai dự án lớn thì có tình trạng dư luận xã hội, các nhà khoa học phản biện, cảnh báo nhưng việc tiếp thu rất hạn chế. Phải chăng đó là hệ quả của “tư duy nhiệm kỳ” và thu hút dự án bằng mọi giá?
- Tôi nhớ rằng khi triển khai dự án Formosa, có nhiều cảnh báo đâu chỉ là các khía cạnh môi trường, công nghệ, hiệu quả dự án, mà còn cả cảnh báo về vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng nơi họ đặt nhà máy.
Rồi sau đó báo chí cũng phản ánh bao chuyện như họ xây tường cao hào sâu, dựng miếu thờ, sử dụng nhiều lao động người Trung Quốc...
Nếu những cảnh báo của báo chí, dư luận được tiếp thu, đánh giá kịp thời thì hậu quả xấu khó xảy ra. Formosa cũng chẳng phải là ví dụ duy nhất.
Còn những ví dụ khác cho thấy khi quyết định các dự án, người ta đã bỏ ngoài tai, phớt lờ những cảnh báo, phản biện, góp ý của người dân, nhà khoa học.
Gần đây nhất, việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tạm dừng dự án “thép Cà Ná” là một trong những ví dụ hiếm thấy về chuyện người có trách nhiệm lắng nghe ý kiến từ dư luận.
Tóm lại, phải nói rằng sự cố Formosa năm 2016 để lại bài học đau xót và đắt giá cho đất nước ta trên bước đường phát triển.
Bài học ấy cảnh tỉnh về công tác cán bộ, về giám sát quyền lực, về hiệu quả của bộ máy nhà nước, về cơ chế dân chủ trong lắng nghe ý kiến của nhân dân, về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững...
Một anh cán bộ gắn với chiếc ghế ngồi, với địa vị chỉ một vài nhiệm kỳ thôi, nhưng yêu cầu phát triển bền vững đất nước thì không có nhiệm kỳ.
Formosa Hà Tĩnh đặt mua hệ thống
dập cốc khô
Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh cho biết đơn vị này đã đặt mua hai hệ thống dập cốc khô của Nhật Bản về để sản xuất.
Hai hệ thống được Formosa đặt mua từ Công ty Nippon Steel & Sumikin Engineering, sẽ dập cốc từ bồn lò cốc thuộc giai đoạn 1 của xưởng luyện cốc. Dự kiến đến năm 2019 hoàn thành hai hệ thống dập cốc khô này.
Sau sự cố môi trường biển, cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra thì phát hiện Formosa Hà Tĩnh để xảy ra 53 hành vi vi phạm về hành chính, trong đó có liên quan đến quá trình thiết kế, vận hành, xây dựng, thi công...
Trong 53 vi phạm, Formosa Hà Tĩnh có hành vi tự ý thay đổi từ công nghệ xử lý cốc khô sang công nghệ xử lý cốc ướt. Đây là công nghệ xử lý có rất nhiều chất thải.
.Theo thông cáo ngày 14-4, Ủy ban Kiểm tra trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật: Ban cán sự Đảng Bộ Tài nguyên - môi trường (nhiệm kỳ 2011-2016) và nguyên bộ trưởng Nguyễn Minh Quang, hai nguyên thứ trưởng Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Thái Lai.
Đồng thời đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Võ Kim Cự - đại biểu Quốc hội, bí thư Đảng đoàn, chủ tịch Liên minh hợp tác xã VN, nguyên bí thư Tỉnh ủy, nguyên bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Nguồn tin cho biết dự kiến các hình thức kỷ luật đối với bốn nhân vật nói trên sẽ được Ban Bí thư quyết định và công bố trong tuần này.
(Theo Tuổi trẻ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.