Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Thứ bảy, 18/01/2025, 07:40:02 AM (GMT+7)
El Nino trở lại, sắp hạn hán khốc liệt, nông nghiệp cần đối phó gì từ bây giờ?
(11:20:29 AM 27/06/2023)(Tin Môi Trường) - Theo nhiều chuyên gia ngành nông nghiệp, năm 2024 là năm hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn khốc liệt do tác động của El Nino, vì thế cần đưa ra kế hoạch ứng phó dài hơi ngay từ bây giờ.
>> Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải >> Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ >> Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn >> Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp >> Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
Người dân ở Ninh Thuận trong đợt hạn hán năm 2018 - Ảnh: MINH TRÂN
Theo báo cáo của Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nguồn nước trữ tại các hồ chứa ở Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đạt khoảng 40 - 50% dung tích thiết kế, Trung Bộ khoảng 50 - 70%.
Các hồ thủy điện thường xuyên bổ sung nước cho hạ du như Bản Vẽ 38% (thấp hơn 14% trung bình nhiều năm), A Vương 44% (thấp hơn 18%)...
10.000 - 15.000 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước
Cục Thủy lợi cho biết hiện tại cả nước chuẩn bị vào gieo cấy lúa thu và mùa. Hiện chỉ còn Trung Bộ chưa vào mùa mưa nên có nguy cơ thiếu nước.
Qua dự báo, tính toán và cân đối nguồn nước, tổng diện tích có nguy cơ thiếu nước trong vụ hè thu tới đây khoảng 10.000 - 15.000ha, trong đó Bắc Trung Bộ khoảng 7.500 - 10.000ha, Nam Trung Bộ khoảng 3.000 - 3.500ha.
Tại cuộc họp triển khai công điện của Thủ tướng về chủ động thực hiện các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 15-5, ông Đỗ Văn Thành - viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi - cho hay hiện tượng El Nino thường xảy ra trong 2 năm, có thể kéo dài 3 năm.
Do đó phải dự tính chu kỳ, kế hoạch chỉ đạo, ứng phó dài hơi. Năm nay đã bước vào mùa mưa nên nếu có hạn thì ở mức độ nhỏ, còn năm tới là năm hạn khốc liệt, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
"Trong giai đoạn ngắn hạn, trong vụ mùa tới cần cân đối tính toán lại tới từng nguồn nước đến tiểu vùng xem những vùng nào bị hạn để có kế hoạch.
Về lâu dài, dự báo năm tới hạn nặng thì cần có các bản tin dự báo tuần để chỉ đạo hằng tuần, đặc biệt khu vực miền Trung, Tây Nguyên" - ông Thành nói.
GS.TS Trần Đình Hòa - viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam - cũng cho rằng cần xây dựng khung, kịch bản theo nhiều mức độ để hằng năm bám sát chỉ đạo, điều hành ứng phó.
Ông Hòa cũng lưu ý hạn hán khốc liệt ở Đồng bằng sông Cửu Long trong năm tới nếu diễn biến theo đúng như dự báo. Do đó, cần sẵn sàng các giải pháp để ứng phó. Đồng thời lắp thêm các điểm quan trắc, đánh giá để đưa ra dự báo, cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn.
Đồng ruộng ở Nghệ An nứt toác do hạn hán năm 2020 - Ảnh: DOÃN HÒA
Xây dựng kế hoạch ứng phó hạn hán tới 2025
Ông Nguyễn Như Cường - cục trưởng Cục Trồng trọt - cho hay năm 2014 El Nino xuất hiện và vụ đông xuân năm 2015 - 2016 xảy ra hạn kỷ lục.
Với hiện tượng El Nino, dự báo kéo dài trong hai năm nên vụ đông xuân 2024 - 2025 có thể sẽ có một đợt hạn khủng khiếp ở Đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực khác. Do vậy, cần phải xây dựng kế hoạch theo tháng, theo quý từ bây giờ.
Đồng thời có đánh giá khu vực nào chịu ảnh hưởng nặng nhất, khả năng cấp nước sản xuất. Phải xác định các vùng trọng điểm bị hạn là những vùng bị hạn năm 2015 - 2016, có dự báo nguồn nước từ nay đến 2025, thậm chí 2026 để chủ động các giải pháp ngay từ bây giờ.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, dự kiến cuối tuần này bộ sẽ tổ chức đoàn đi kiểm tra ở các vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước.
Ông Hiệp yêu cầu cơ quan chuyên môn xây dựng dự báo chuyên ngành, các giải pháp từ nay đến 2025. Trong đó tập trung vào khu vực Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Trung Bộ và phải ưu tiên nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.
TTO
Gửi ý kiến bạn đọc về: El Nino trở lại, sắp hạn hán khốc liệt, nông nghiệp cần đối phó gì từ bây giờ?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.