»

Thứ tư, 30/10/2024, 20:18:34 PM (GMT+7)

“Đừng chủ quan với sinh mạng người dân”

(13:56:24 PM 22/03/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Là một người nắm rõ địa bàn Quảng Nam, lại là kỹ sư thủy lợi lâu năm, đứng trước thực tế vụ việc đập thủy điện Sông Tranh 2 (H.Bắc Trà My, Quảng Nam) rò rỉ, ông Lê Trí Tập, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết vô cùng bức xúc trước cách giải quyết vụ việc của Bộ Công thương, các đơn vị có liên quan.

Trao đổi với PV, ông Tập nói: “Mấy mươi năm làm trong lĩnh vực này, tôi không thể chấp nhận được những giải thích thiếu căn cứ và khoa học của Ban Quản lý (BQL) thủy điện 3 trong Công văn 169 khi cho rằng: 3 vị trí phía hạ lưu đập xuất hiện hiện tượng nước chảy ra là các khe nhiệt chứ không phải khe nứt như báo chí đã đưa tin và khẳng định hoàn toàn an toàn. Tôi khẳng định, điều cấm kỵ nhất khi xây dựng hệ thống đập đó là không được để nước phía sau thấm ra phía trước, đừng nói là nước chảy thành dòng nhỏ, lưu lượng 30 lít/giây. Đập ngăn sông, sức nước mạnh như vậy, nếu bảo là nước thấm qua các khe nhiệt thì quá không bình thường. Theo tôi, việc nước rò rỉ như vậy có thể do những nguyên nhân: Thứ nhất, do để sơ hở, sót những kết cấu ngăn nước trong công trình; thứ hai, do công trình làm hư chi tiết này.

 

 


Ông Lê Trí Tập vẽ lại sơ đồ kỹ thuật của công trình thủy điện - Ảnh: Diệu Hiền

 

 

Trong công trình xây dựng đập thủy điện, có những kết cấu ngăn nước qua khe, không thể hở thất thoát được. Những khe hở này phải được lót lớp vải bố được tẩm nhựa đường hoặc hóa chất để khi giãn nở, 2 lớp hở được kín lại; hoặc công trình có những tấm đồng omega hoặc những roan có tính đàn hồi tốt bằng cao su hay một loại hóa chất dẻo, nối 2 mảng bê tông với nhau, khi co dãn, biến đổi khí hậu, vật liệu này sẽ lấp đầy không cho tạo ra bất kỳ một khoảng hở nào. Vì vậy mà nói nước chảy qua các khe nhiệt là bình thường thì đúng là bất thường. Nếu tiếp tục để như vậy sẽ không chỉ ảnh hưởng đến công trình. Hiện nay, cách xử lý của BQL thủy điện Sông Tranh 2 là bơm hóa chất để làm giảm tỷ lệ thấm nước sẽ không có hiệu quả”.

Theo ông thì cách xử lý tức thời và lâu dài là gì?

Việc cần làm nhất hiện nay là phải hạ mức nước càng sớm càng tốt, đừng vì lợi ích cục bộ mà chủ quan đối với sinh mạng của người dân. Tôi nói rất thận trọng, nếu xảy ra sự cố gì từ những vết rò rỉ này, thì đó thực sự là thảm họa vô cùng lớn chứ không phải là tai họa nữa.

Sự việc xảy ra đã nhiều ngày rồi, tôi đã theo dõi rất sát sao từng động thái của lãnh đạo ngành, cơ quan T.Ư, nhưng hầu như chỉ thấy thông báo không trung thực của BQL thủy điện 3; người dân, huyện, tỉnh kêu cứu. Nhưng tôi ngạc nhiên vì không hề thấy Bộ Công thương ngay lập tức vào cuộc, dù đây là vấn đề liên quan đến tính mạng của hàng vạn con người. Lẽ ra Bộ Công thương  phải lập ngay đoàn công tác gồm những chuyên gia khoa học có kinh nghiệm cao nhất về vấn đề này, xem xét đánh giá thực trạng một cách chi tiết nhất, tiếp cận hồ sơ nhật ký thi công, nhật ký quản lý để có những đánh giá thật xác thực nhất và có những chỉ đạo kịp thời. Để sự việc xảy ra, lúc ấy có còn kịp nữa hay không? Đây là một công trình an toàn cấp quốc gia, không lý gì để một cơ quan cấp địa phương hay doanh nghiệp tự xoay xở, xử lý là hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Diệu Hiền/ Thanh niên
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Đừng chủ quan với sinh mạng người dân”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI