»

Thứ bảy, 18/01/2025, 22:57:02 PM (GMT+7)

Để Giờ Trái đất thiết thực hơn

(08:00:30 AM 28/02/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Năm nay là năm thứ tư VN tham gia chiến dịch Giờ Trái đất cùng toàn cầu. Ông Huỳnh Kim Tước - giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM, đơn vị tổ chức chiến dịch Giờ Trái đất lần đầu tại VN và đồng hành trong những chiến dịch lần sau - cho biết:

Các tình nguyện viên tại TP.HCM đạp xe cổ động chiến dịch Giờ Trái đất 2012 - Ảnh: Phan Nhật

 

Một giờ khác biệt

 

Chiến dịch Giờ Trái đất 2012 tại VN đã khởi động với hoạt động đạp xe tuyên truyền của khoảng 500 tình nguyện viên tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM vào giữa tháng 2. Chiến dịch tại VN diễn ra từ ngày 15-2 đến ngày 31-3 với khoảng thời gian tắt đèn từ 20g30-21g30 ngày 31-3.

 

Với thông điệp “Một giờ Trái đất khác biệt”, chiến dịch Giờ Trái đất 2012 tại VN do ban điều phối chiến dịch 350.org VN tổ chức dưới sự bảo trợ của Trung tâm Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu (SCC).

- Giờ Trái đất là một trong những hoạt động truyền thông hướng cộng đồng về tiết kiệm năng lượng trong hơn bảy năm qua. Cùng các hoạt động khác, Giờ Trái đất đã tạo ra sự thay đổi nhận thức về tiết kiệm năng lượng ở nhiều đối tượng, từ cơ quan quản lý nhà nước, người dân, hệ thống công nghiệp... Chương trình này còn có sự đồng hành rất nhiệt tình của nhiều tổ chức Đoàn, Hội.

 

Song công tác tổ chức truyền thông Giờ Trái đất vẫn còn nặng tính phong trào. Điều đầu tiên thể hiện tính phong trào này là việc xác định đối tượng truyền thông. Tại TP.HCM, đối tượng tiêu thụ điện năng nhiều nhất là hệ thống công nghiệp với 42%, đứng thứ hai là hộ gia đình. Vậy sao việc truyền thông chỉ mới tập trung vào hộ gia đình và cộng đồng chung chung? Hay giao thông vận tải là nhóm tiêu thụ xăng dầu rất lớn thì gần như chúng ta không có động thái tác động đến nhóm này.

 

Nét thứ hai thể hiện tính phong trào đó là chưa đo lường, đánh giá đúng mức độ nhận thức của đối tượng truyền thông nên chưa có những phương pháp, cách thức truyền thông thật sự phù hợp. Việc phát tờ rơi, đạp xe kêu gọi hưởng ứng Giờ Trái đất là rất hợp lý trong một hai năm đầu chiến dịch vì các hoạt động này mang tính chất tác động tức thời, đập vào mắt công chúng. Khi cộng đồng đã chú ý đến sự kiện muốn tuyên truyền rồi mà năm sau ban tổ chức vẫn cứ đạp xe, phát tờ rơi thì chẳng khác người đã đạt trình độ lớp 3 tiếp tục được phổ cập... lớp 3.

 

Vậy nên cái đúng mà tiếp tục làm mãi thì có thể trở thành không phù hợp.

 

Ông Huỳnh Kim Tước
* Theo ông, chiến dịch Giờ Trái đất nên có định hướng gì để cộng đồng quan tâm nhiều hơn?

 

- Mục tiêu lớn nhất của truyền thông không phải là thay đổi nhận thức mà là thay đổi hành vi. Tôi rất kỳ vọng ban tổ chức Giờ Trái đất 2012 sẽ thành công, góp phần thúc đẩy cộng đồng chung tay tiết kiệm năng lượng.

 

Cần có những công cụ thích hợp đo lường sự thay đổi nhận thức để từ đó đánh giá hiệu quả giải pháp, có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp. Ví dụ 100 người thay đổi nhận thức nhưng chỉ có thể có khoảng 50 người thay đổi hành vi và trong số 50 người đó thì hiệu quả thay đổi hành vi cũng khác nhau ở từng người.

 

Trong vấn đề truyền thông tiết kiệm năng lượng, tôi mong cộng đồng sẽ trở thành những người tiêu dùng thông thái, thể hiện qua việc mua sắm đúng, tiêu dùng đúng các thiết bị sử dụng năng lượng. Và để làm được điều này thì từ hộ gia đình, người bán hàng, hệ thống nhà cung cấp, nhà bán lẻ... đều phải có những kiến thức đó. Cái chúng ta cần làm là tiếp tục đưa thông tin về những cách tiết kiệm năng lượng mang tính chuyên môn như tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, các khóa đào tạo chuyên môn...

Hoàng Thị Minh Hồng (trưởng ban tổ chức chiến dịch Giờ Trái đất 2012):

 

Các nhóm tình nguyện ngày càng nhiều sáng kiến

 

Tôi đồng ý là trong 1-2 năm đầu, chiến dịch Giờ Trái đất tập trung vào việc nâng cao nhận thức và điều đó phù hợp với mức nhận thức của công chúng nói chung ở thời điểm đó. Nhưng thật ra tới năm ngoái, các nhóm tình nguyện viên đã có những sáng kiến đưa các hoạt động tới các khu dân cư, trường học, nơi công cộng, qua các hoạt động “Khu phố xanh”, “Trường học xanh”, “Cà phê xanh”, vận động mọi người sống xanh, tiết kiệm điện, nước, đặt máy lạnh ở 26 độ C, tái chế giấy, nhựa... và nhiều hành vi đơn giản khác mà mỗi người có thể làm để đóng góp vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu chứ không chỉ dừng lại ở truyền thông nâng cao nhận thức.

 

Chiến dịch “Một giờ Trái đất khác biệt” năm nay kỳ vọng sẽ nâng mục tiêu thay đổi hành vi lên một bậc, nhấn mạnh vào việc đưa ra các giải pháp về năng lượng tái tạo và nguyên vật liệu thân thiện với môi trường để người dân có nhiều sự lựa chọn tốt hơn cho Trái đất và cho cuộc sống chính mình.

 

Tôi nghĩ sự khác biệt căn bản trong việc chọn vấn đề thay đổi hành vi làm trọng tâm chính là bước tiến mới mẻ, tích cực. Những dự án như “20 giây cho Trái đất” (kêu gọi tắt máy xe ở những điểm dừng đèn đỏ từ 20 giây trở lên), dự án “Nguồn sáng tương lai” (khuyến khích mọi người dùng đèn tiết kiệm điện bằng cách đến từng hộ dân đổi miễn phí bóng đèn dây tóc); toàn bộ hệ thống ánh sáng tại sự kiện chính và một số sự kiện bên lề sẽ từ năng lượng mặt trời. Chủ đề về tre trong chiến dịch khuyến khích người dân trở lại dùng các vật dụng bằng tre vốn từng rất thông dụng thay cho đồ nhựa... đều nhắm tới mục tiêu thay đổi hành vi của người dân thông qua việc đưa ra những lựa chọn về các sản phẩm thân thiện môi trường.

 

Nhưng tất nhiên, tất cả những dự án như vậy vẫn cần phải kết hợp với các hoạt động truyền thông, chứ ở một đất nước còn đang phát triển như VN, không thể tổ chức Giờ Trái đất như ở các nước phát triển.

TR.UYÊN ghi

TRUNG UYÊN/ Tuổi trẻ (thực hiện)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Để Giờ Trái đất thiết thực hơn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI