»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:12:02 AM (GMT+7)

Dán nhãn cho đào nhà

(11:33:34 AM 14/01/2021)
(Tin Môi Trường) - Đối với đào trên nương rẫy, trong vườn nhà, do người dân trồng (đào nhà), không nằm trong đất lâm nghiệp thì vẫn được buôn bán, khai thác

UBND huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La vừa kiến nghị UBND tỉnh Sơn La đề xuất Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép khai thác, buôn bán, vận chuyển cành đào, gốc đào do người dân trồng (đào nhà), làm tem nhãn cho đào nhà của Vân Hồ và tổ chức Lễ hội Hoa đào 2021.

 
Đào tự trồng vẫn được khai thác, buôn bán
 
Ông Vũ Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Hồ, cho biết qua các phương tiện thông tin đại chúng, người dân lo ngại về việc không bán được đào (trồng) trong dịp Tết nguyên đán nếu không được xác thực về nguồn gốc, xuất xứ của loại cây này.
 
Nhiều năm qua, người dân huyện Vân Hồ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chủ yếu là các loại cây ăn quả thay thế ngô, dong, sắn. Tại 2 xã Lóng Luông và Vân Hồ, người dân trồng giống đào Pháp để lấy quả và đào bản địa để bán gốc, bán cành… cho người chơi Tết nguyên đán. Đào mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn, phù hợp với địa hình đất dốc, tập quán canh tác của người dân bản địa. Theo khảo sát, huyện Vân Hồ hiện có hơn 500 ha đất trồng đào để bán dịp Tết, tất cả đều trồng tập trung trên nương, đồi của người dân.
 
Dán[-]nhãn[-]cho[-]đào[-]nhà
Người dân chăm sóc vườn đào trồng ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Ảnh: HUY THANH
 
Anh Tuấn Vũ ở huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) cho hay người dân ở nhiều xã trên địa bàn chuyển từ trồng đào lấy quả sang trồng đào lấy cành từ hơn chục năm trước. Mảnh nương nào dốc, không trồng được cây khác thì người dân trồng đào. Riêng hộ anh Vũ có khoảng 700 gốc đào trồng. "Ở vùng này không có đào rừng. Loại đào mang về xuôi bán thực chất là đào trồng trên nương. Đào cổ thụ cũng được trồng ở ven nương, nếu có người mua, thuận giá thì người dân chặt bán" - anh Vũ nói.
 
Theo ông Trần Dũng Tiến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Sơn La, toàn tỉnh hiện có khoảng 5.000 ha đất có đào, tập trung chủ yếu ở huyện Vân Hồ và Mộc Châu. Nhiều năm qua, đào của Sơn La là một loại cây ăn quả, là nguồn thu của các hộ gia đình. Đào quả thu hoạch cùng thời điểm với mận, khoảng tháng 7, còn đào cành bán hoa thu hoạch vào dịp trước Tết nguyên đán. "Người trồng đào lo lắng trước chỉ thị cấm chặt, khai thác đào rừng để chơi Tết do họ chưa nắm rõ quy định. Đối với đào trên nương rẫy, trong vườn nhà, do người dân trồng, không nằm trong đất lâm nghiệp thì vẫn được buôn bán, khai thác bình thường. Chỉ thị chỉ cấm chặt đào rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp. Bởi lẽ, không riêng đào rừng, tất cả loài cây trong rừng, đều nằm trong quy hoạch rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) đều được quản lý chặt chẽ" - ông Tiến giải thích.
 
Đề xuất dán tem
 
UBND huyện Vân Hồ đề xuất dán tem xác minh nguồn gốc đối với đào trồng dựa trên số liệu thống kê diện tích, số lượng gốc đào trồng của các hộ dân và phát ra số tem tương ứng. Huyện này đã thiết kế 2 mẫu tem và dự kiến sẽ in 11.000 tem từ nguồn kinh phí xã hội hóa.
 
Không chỉ huyện Vân Hồ mà cả huyện Mộc Châu cũng đề xuất dán tem cho đào. Sở NN-PTNT tỉnh Sơn La cũng đã có văn bản gửi UBND huyện Mộc Châu hướng dẫn việc quản lý, mua bán, vận chuyển đào trồng. Đối với đào có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, chỉ thị nghiêm cấm mọi hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển, tiêu thụ dưới mọi hình thức. Đối với đào trồng trên đất quy hoạch rừng sản xuất, vườn nhà, cây trồng phân tán của tổ chức, cá nhân thì việc khai thác, mua bán, sử dụng, tiêu thụ do chủ sở hữu tự quyết định. Sau khi khai thác, tổ chức, cá nhân tự lập bảng kê lâm sản theo quy định về việc quản lý truy xuất nguồn gốc lâm sản.
 
Ông Bùi Minh Hải, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Điện Biên, cũng cho biết đã tuyên truyền đến các hộ dân trồng đào trên nương rẫy để chủ động khai thác, thu hoạch đúng mùa vụ. Điện Biên không có vùng quy hoạch trồng đào, người dân trồng tự phát theo phong tục tập quán từ xưa, bán cho những người thu mua về xuôi trong dịp Tết.
 
Cần phân biệt đào rừng và đào nhà
 
Mới đây, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã lý giải về chỉ đạo của Thủ tướng "cấm chặt đào rừng chơi Tết". Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, chỉ thị nghiêm cấm chặt đào rừng tự nhiên gây ảnh hưởng đến phát triển rừng, môi trường, cảnh quan du lịch, còn người dân tự trồng đào rừng để phát triển kinh tế thì vẫn được khuyến khích.
 
Trong chuyến công tác kiểm tra việc quản lý bảo vệ rừng, phòng chống rét cho vật nuôi tại tỉnh Lào Cai ngày 12-1, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn cùng đoàn công tác đã đến thăm các hộ dân trồng đào tại Ô Quý Hồ (thị xã Sa Pa). Tại đây, ông Tuấn cho biết Thủ tướng Chính phủ không cấm chặt, khai thác đào, cây hoa mà người dân trồng để bán buôn tăng thu nhập. Thứ trưởng cũng đề nghị tỉnh Lào Cai nghiên cứu, xây dựng chương trình vận động người dân làm chứng nhận xuất xứ đối với đào nhà để vừa xây dựng thương hiệu, gia tăng giá trị, được nhà nước bảo hộ vừa phân biệt với đào do các đối tượng chặt trong rừng tự nhiên. "Việc này không chỉ đối với cây đào mà các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, sạch có xuất xứ địa lý sẽ được nâng cao giá trị và đây là xu hướng bắt buộc để nông sản xuất khẩu đi được các nước" - Thứ trưởng Hà Công Tuấn lưu ý.
 
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), cho biết đề xuất dán mác cho đào do người dân trồng là "rất văn minh và đáng hoan nghênh", còn để dán được tem mác lên đào là thuộc thẩm quyền, hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ. 
Phải có hướng dẫn phân biệt cụ thể
 
Ông Trần Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội, cho rằng chính quyền địa phương các vùng có đào cần tuyên truyền, vận động người dân không chặt đào mọc trong rừng tự nhiên để bán. Còn phân biệt giữa đào rừng mọc tự nhiên và đào rừng do người dân trồng thì phải có hướng dẫn cụ thể để có biện pháp xử lý.
(NLĐ)
Từ khóa liên quan: Dán nhãn, cho, đào nhà
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dán nhãn cho đào nhà

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI