Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Có thể hoãn điện hạt nhân: Thủ tướng thể hiện trách nhiệm cao!
(18:10:55 PM 18/01/2014)GS.TSKH Trần Hữu Phát, Chủ tịch Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nan, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã chia sẻ sau thông tin Thủ tướng nói có thể sẽ hoãn thời điểm khởi công nhà máy điện nguyên tử đến năm 2020.
Vẫn còn rất nhiều việc phải làm để điện hạt nhân an toàn
PV: - Thưa ông, mới đây Thủ tướng Chính phủ có nói rằng nhà máy điện nguyên tử có thể sẽ phải hoãn đến năm 2020 mới khởi công thay vì theo đúng kế hoạch là năm 2014. Thủ tướng cũng tuyên bố, làm điện nguyên tử phải an toàn cao nhất, hiệu quả cao nhất, không đạt không làm. Ông bình luận như thế nào về thông tin này?
GS.TSKH.Trần Hữu Phát: - Tôi cho rằng, tuyên bố của Thủ tướng thể hiện trách nhiệm cao của Chính phủ trong việc xây dựng điện hạt nhân (ĐHN) tại nước ta.
Qua rất nhiều sự cố đáng tiếc đã xảy ra, đặc biệt là thảm họa Fukushima gần đây tại Nhật Bản, người ta đòi hỏi ĐHN không những an toàn cao mà cần phải an toàn gần như tuyệt đối về mọi phương diện, cả chủ quan lẫn khách quan. Trong giai đoạn đầu chưa cần yêu cầu hiệu quả cao vì tính hiệu quả của ĐHN phải xem xét một cách tổng thể trong khoảng thời gian nhất định.
PV: - Thông điệp của Thủ tướng được đưa ra sau khi Tổng giám đốc IAEA đến thăm và đã phát biểu thẳng thắn, làm ĐHN, Việt Nam không nên vội vàng gấp gáp. Còn nhớ, cách đây 2 năm, trong cuộc gặp với phía Việt Nam, chính vị Tổng giám đốc này đã lạc quan “Việt Nam sẽ làm ĐHN thành công”. Sự nhìn nhận lại vấn đề của vị TGĐ IAEA và phát biểu mới đây của Thủ tướng chứng tỏ điều gì trong việc chuẩn bị cho ĐHN ở Việt Nam, thưa ông?
GS.TSKH.Trần Hữu Phát: - Mặc dầu trong những năm qua Chính phủ , Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương v.v... đã tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho dự án ĐHN, song rất đáng tiếc kết quả cho đến nay mới đáp ứng được một phần nhỏ các yêu cầu đặt ra nếu ta định đưa 2 tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020.
PV: - Về vấn đề nhân lực, sau 5 năm từ khi Nghị quyết xây dựng ĐHN được thông qua, theo quan sát của ông, việc đào tạo nhân lực ĐHN đã đạt được kết quả gì chưa?
GS.TSKH.Trần Hữu Phát: - Tôi cho rằng có hai điểm mấu chốt cho chương trình ĐHN vẫn còn nhiều bất cập, đó là xây dựng khuôn khổ pháp luật và đào tạo nguồn nhân lực với chất lượng đảm bảo cho ĐHN, cụ thể là:
- Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi cùng với các văn bản pháp quy đi kèm cần được hoàn thành với chất lượng cao để Quốc Hội phê chuẩn sớm. Đi kèm với Luật này là hoàn thiện và năng cấp Cục An toàn bức xạ và hạt nhân để có đủ năng lực và thẩm quyền trách nhiệm trong việc giám sát quá trình xây dựng cũng như vận hành nhà máy ĐHN.
- Kinh nghiệm các nước cho thấy nguồn nhân lực chất lượng đảm bảo với tính kỷ luật cao là nhân tố quyết định thành công của chương trình ĐHN. Đáng tiếc là cho đến nay chúng ta mới thực hiện được một phần nhỏ theo hướng này.
PV: - Trước đây, Intel đã từng không đầu tư vào Việt Nam được vì vấn đề chất lượng nhân lực. Mới đây sách trắng của Phòng Thương mại châu Âu tại VN cũng báo động về nhân lực Việt Nam. Intel còn có đòi hỏi nhân lực như thế, huống chi nhà máy ĐHN sẽ là điểm trọng yếu về kinh tế và an ninh quốc gia. Vậy vấn đề nhân lực phải được nhìn nhận thế nào để có hướng đào tạo đúng đắn?
GS.TSKH.Trần Hữu Phát: - Tôi đã học tập, nghiên cứu và tham quan khoa học trên 20 nước thuộc bốn châu lục. Bài học lớn nhất tôi rút ra là “nguồn nhân lực chất lượng cao ở mọi lĩnh vực tạo nên sức mạnh mềm của mỗi quốc gia . Họ chính là tinh hoa của dân tộc”.
Nếu nói như ông cha ta thì “nguồn nhân lực chất lượng cao chính là nguyên khí quốc gia”. Nhưng rất đáng tiếc, ở nước ta người ta nói và bàn rất nhiều về đào tạo nguồn nhân lực này tại không biết bao nhiêu hội thảo. Đến nay vẫn chưa có một đề án quốc gia cụ thể và đúng đắn. ĐHN cũng chịu chung số phận như vậy.
PV: - Thủ tướng đã nói lùi thời gian khởi công, theo ông, chúng ta nên tận dụng thời gian này như thế nào để bù đắp sự yếu và thiếu trong việc chuẩn bị cho ĐHN? Về vấn đề công nghệ, việc lùi lại thời gian sẽ giúp cho việc lựa chọn công nghệ như thế nào, thưa ông? Cá nhân ông cho rằng, khi nào và với điều kiện như thế nào thì Việt Nam sẽ sẵn sàng cho ĐHN?
GS.TSKH.Trần Hữu Phát: - Từ nay đến năm 2020 là quãng thời gian đủ để hoàn thành những nhiệm vụ nêu ra ở điểm 3. Vấn đề chính là chúng ta có quyết tâm làm hay không và làm như thế nào.
Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.