Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Chuyện quản lý: Lãng phí trạm xử lý nước thải tiền tỷ
(14:02:25 PM 28/01/2015)Ảnh minh hoạ
Với công suất từ 160 - 200 m3/ngày đêm, trạm có nhiệm vụ xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải trong chăn nuôi cho trên 1.000 hộ dân xóm 10, 11, 12 và một phần xóm 13 của xã Nhật Tân. Toàn bộ nước thải sau khi được xử lý tại trạm sẽ được thải ra ao chứa bên cạnh. Tuy nhiên, điều đáng nói là ao này không hề có lối thoát nước ra các kênh mương, thậm chí nằm cao hơn so với vị trí xây dựng trạm, nên vào những ngày mưa lớn, nước trong ao chảy ngược vào bên trong trạm, khiến cho việc xử lý nước thải gần như không còn tác dụng.
Theo ông Nguyễn Quang Tài, nhân viên trông coi và vận hành trạm xử lý nước thải, việc người dân xung quanh đổ rác và phế thải vật liệu xây dựng xuống đã làm diện tích ao bị thu hẹp và tắc nghẽn dòng chảy. Nước thải được xử lý thành nước sạch rồi lại đổ vào ao bẩn nên hoạt động của trạm không mang lại hiệu quả gì ngoài việc duy trì để máy móc không bị hỏng.
Bên cạnh đó, mỗi lần máy trong trạm được vận hành là người dân sống xung quanh lại phải chịu nỗi khổ cực do mùi hôi nồng nặc bốc lên từ bồn téc xử lý nước thải. Bà Nguyễn Thị Sáu, xóm 13, xã Nhật Tân chia sẻ: Ngày khởi công xây trạm, người dân rất mừng, tưởng rằng môi trường sẽ được sạch hơn. Nhưng khi trạm đi vào hoạt động, cứ mỗi lần máy chạy, người dân lại phải nín thở vì mùi hôi bốc ra.
Ông Nguyễn Quang Tình, Chủ tịch UBND xã Nhật Tân cho biết: Máy móc trong trạm dù chỉ chạy cho khỏi hỏng nhưng mỗi tháng xã phải chi hơn 3 triệu đồng tiền điện và tiền nhân công vận hành. Trong năm 2014, xã đã phải chi gần 100 triệu đồng để đại tu máy móc. Ông Tình khẳng định: Năm 2015, xã đã có kế hoạch nạo vét sạch ao chứa, đổ nước sạch vào và khơi thông dòng chảy; đồng thời cải thiện hệ thống dẫn nước thải từ khu dân cư đến trạm để đảm bảo toàn bộ nước thải được dẫn vào bể xử lý.
Nhật Tân là xã đa nghề với nguồn thu nhập chính là từ tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ như: dệt, mộc, mây giang đan, gò, hàn, đúc xoong, thêu ren. Vài năm trở lại đây, n hiều trang trại, khu chăn nuôi tập trung được hình thành tạo hướng đi mới trong chăn nuôi. Việc đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung với mục đích giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường là cần thiết. Tuy nhiên, với số vốn đầu tư xây dựng lên đến hàng tỷ đồng, chưa kể hàng tháng phải mất tiền để trạm duy trì hoạt động, đây thực sự là một sự lãng phí lớn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.