»

Thứ bảy, 02/11/2024, 14:29:23 PM (GMT+7)

Cáp treo xuyên động Sơn Đoòng: Mập mờ chuyện khảo sát!

(11:19:56 AM 27/10/2014)
(Tin Môi Trường) - "Việc xây dựng tuyến cáp treo sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường, tự nhiên cũng như ảnh hưởng văn hóa xã hội ở nơi này".

Ông Vũ Lê Phương - Viện địa chất và địa vật lý biển - Viện hàn lâm khoa học và công nghệ VN, người đã cùng đoàn nghiên cứu người Anh, khám phá ra động Sơn Đoòng năm 2009 đã chia sẻ thẳng thắng.

 

Du[-]khách[-]cắm[-]trại[-]trong[-]hang[-]Sơn[-]Đoòng[-]

Du khách cắm trại trong hang Sơn Đoòng

 

Cáp treo không thể tham quan được hang!

 

PV: - Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Bình có đưa ra thông tin đã đồng ý cho Tập đoàn Sun Group khảo sát để nghiên cứu xây dựng cáp treo ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, cụ thể trực tiếp đi xuyên động Sơn Đoòng. Là người đã từng nghiên cứu và đưa phái đoàn Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh vào khám phá động, ông có quan điểm ra sao trước quyết định của tỉnh Quảng Bình? Vì sao ạ?

 

Ông Vũ Lê Phương:- Với thông tin tôi nắm được sau khi xem dự án của Tập đoàn Sun Group thì cáp treo này hoàn toàn đi bên trên và ngoài hang Sơn Đoòng, không đi vào bên trong.

 

Dĩ nhiên, như vậy là chủ yếu nó ảnh hưởng đến cảnh quan bên ngoài. Đặc biệt, tại dự án, đoạn thứ ba họ định xây từ nhà ga ở cửa sau hang Sơn Đoòng đến nhà ga ở miệng hố sụt thứ hai của hang Sơn Đoòng. Nếu như định xây trên khối núi đấy, thì sẽ vô cùng nguy hiểm.

 

Đơn giản là một quả núi bị ăn rỗng ở trong, mà hang lớn như thế, toàn bộ cấu trúc sẽ không ổn định, nên hoàn toàn không thể xây dựng được hệ thống cáp treo ở đó, mặc dù tải trọng thấp.

 

Rõ ràng là tuyến cáp treo này sẽ tác động đến môi trường rất nhiều, chứ không thấp, hiệu quả nó mang lại. Nghe ban đầu có vẻ to, như là mang lại công ăn việc làm cho người dân xung quanh vùng, thu hút khách du lịch, nhưng về lâu dài tác dụng sẽ thành tác hại.

 

Bởi vì, lợi ích này quá ngắn hạn và tập đoàn đầu tư vào sẽ được nhiều tiền nhất, nhưng hệ quả để lại thì Quảng Bình và người dân Phong Nha sẽ phải chịu. Với điều kiện như thế này, chẳng mấy vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cũng sẽ mất danh hiệu di sản thiên nhiên TG, mà đã mất thì sẽ không bao giờ lấy lại được.

 

Mặt khác, tôi tương đối nghi ngờ quá trình thực hiện đánh giá của chủ đầu tư và UBND tỉnh.

 

Kể từ năm 2013 và 2014, công ty Chua Me Đất (Oxalis) đã thực hiện tour khai thác hang tương đối liên tục. Nên không biết chủ đầu tư vào đây đánh giá, khảo sát lúc nào, vì toàn bộ khu vực trong hang đã được công ty Chua Me Đất (Oxalis) khai thác du lịch. Theo đó, họ quy định rõ không cho bất kỳ người VN, người dân địa phương nào vào trong hang, yêu cầu bắt buộc của tour là như vậy. Theo đó, họ quy định rõ không cho bất kỳ người VN, người dân địa phương nào vào trong hang, yêu cầu bắt buộc của tour là như vậy.

 

Vì vậy, tôi đặt ra câu hỏi, không hiểu chủ đầu tư vào hang khảo sát lúc nào, nếu có tìm hiểu cũng không thể nhanh như vậy. Hơn nữa, từ đầu năm không có báo cáo tác động môi trường nào được đưa ra. Họ làm nhưng quá trình làm thế nào, đã đúng và đầy đủ hay chưa thì không ai kiểm định, không loại trừ khả năng làm theo kiểu bơm tiền cho nhanh, xong  lấy kết quả để báo cáo với tỉnh. Bởi nếu nghiên cứu đầy đủ thì mất tương đối nhiều thời gian.

 

PV: - Hơn hết, hang Sơn Đoòng được đánh giá là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới, điều này cũng được các nhà nghiên cứu địa lý của Anh, Mỹ...công nhận. Đặc biệt, hang động này nằm trong khu vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Việc xây dựng tuyến cáp treo đi xuyên qua động có ảnh hưởng, tác động đến di sản như thế nào, thưa ông? Cái được và cái mất liên quan đến giá trị của hang động này ra sao?

 

Ông Vũ Lê Phương:- Hiện tại đối với tỉnh nghèo như Quảng Bình thì lựa chọn này rất hứa hẹn sẽ mang lại công ăn việc làm, tiền của đổ về, cũng như khách du lịch.

 

Tuy nhiên đồng thời nó sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường, tự nhiên cũng như ảnh hưởng văn hóa xã hội ở đó. Một khu vực như vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng vốn hiện tại khai thác du lịch sinh thái và bền vững phát triển rất nhỏ, đầu tư nhiều thì sẽ kéo theo rất nhiều người đổ về, được gọi là hình thức "du lịch lớn".

 

Thứ nhất, hình thức này sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm nhưng chỉ theo mùa vụ. Thứ 2, nhiều người đến kèm theo dịch vụ đi kèm như nhà cửa, công trình, quán xá, mà tất yếu nhiều người thì nhiều nền văn hóa đến, sẽ giao thoa văn hóa, dần dần rồi sẽ mất đi văn hóa đặc trưng của khu vực, mà văn hóa đặc trưng cũng là tài nguyên du lịch.

 

Còn vẻ đẹp cũng như giá trị của hang Sơn Đoòng nằm ở 2 hố sụt, đó điểm nhấn lớn nhất, ở đây tạo được một vùng khí hậu riêng, hệ thực vật riêng, khi đi vào có ánh sáng tự nhiên ngắm nhìn trong hang. Khác với các hang động khác nếu trời tối thì chỉ thấy nhũ đá, vì có hai hố sụt nên Sơn Đoòng sẽ tạo ra cảnh quan riêng.

 

Nhưng nhìn cụ thể thiết kế, dự án này, thì mới thấy cáp treo chủ yếu đi bên ngoài là chính, phục vụ mục đích ngắm rừng. Nên nếu hi vọng có cáp treo đi vào hang thì phải nghĩ lại, vì đó là điều không thể. Hãy sử dụng đúng mục đích chính của cáp treo là đưa người di chuyển từ điểm này đến điểm khác.

Tôi không phủ nhận về ý nghĩa phát triển du lịch của tuyến cáp treo này nếu được hình thành, mà ý nghĩa quan trọng nhất là tạo ra tiếng tăm là đã có phương tiện đến hang động lớn nhất TG dễ dàng hơn, hút du khách về, du khách tạo ra hình thức "du lịch lớn", lúc đó mới có tác hại rất dài và có hại. Để thấy rõ, ý nghĩa lớn nhất là cáp treo tham quan hang thì lại không có.

 

Chắc chắn có lợi ích nhóm

 

PV:- Có một số chuyên gia nhận định rằng, VN chuẩn bị thành đất nước du lịch bằng cáp treo từ Bà Nà Hills, Tây Thiên, Chùa Hương...tất cả đều đã xuất hiện hình thức này. Thế nhưng, ở một số nước như Thái Lan, Malaysia họ lại rất hạn chế sử dụng, thay vào đó là các sản phẩm gắn liền với thiên nhiên. Theo ông, tại sao VN lại lựa chọn hình thức này? Đối với hang Sơn Đoòng nói riêng thì nếu sử dụng hình thức cáp treo du khách có tận hưởng được hết cảnh quan này hay không?

 

Trong khi, du khách nước ngoài hiện nay, lại thiên về du lịch hoang sơ hơn là đã bị Tây hóa thì loại hình du lịch này có phù hợp?

 

Ông Vũ Lê Phương:- Nếu đi tham quan hang động này bằng cáp treo thì đúng là chỉ lướt qua, dự án báo cáo của chủ đầu tư tôi cũng đã xem.

 

Chỉ có duy nhất, đoạn bốn từ ga ở miệng hố sụt thứ hai của hang Sơn Đoòng xuống đáy hố sụt thứ hai trong hang Sơn Đoòng, là đưa du khách xuống đến hang, gọi là khu Vườn địa đàng.

 

Thế nhưng, nếu xuống đây mà cho khách ra ngoài thì đảm bảo Vườn địa đàng sẽ mất, nên du khách chỉ có thể ngồi trong cabin ngắm nhìn, như vậy đồng nghĩa với việc 3 tuyến cáp treo trước chỉ là đi ngắm rừng, vãn cảnh. Vấn đề quan trọng nhất tôi muốn nhấn mạnh là đẹp ở trong hang nhưng chỉ cho xem bên ngoài.

 

Ở một số nước họ rất hạn chế dùng hình thức du lịch bằng cáp treo vì nó không gần gũi, du khách hiện nay họ muốn khám phá, muốn được hòa cùng thiên nhiên, cái cần giữ thì lại phá, cái đáng phá thì lại giữ, chúng ta đang trong tình trạng như vậy.

 

PV:- Hiện nay, việc để cho các nhà đầu tư lớn vào trong các khu di sản khai thác, phát triển kinh tế du lịch, xuất hiện nhiều mối lo ngại về lợi ích nhóm, ông có đồng tình với ý kiến này hay không? Vì sao ạ?

 

Ông Vũ Lê Phương:- Đúng là bây giờ đã xuất hiện lợi ích nhóm ở đây. Lấy ngay ví dụ cụ thể, tập đoàn Trường Thịnh hiện nay họ đầu tư vào khu di sản này thì bản thân tập đoàn họ hưởng lợi nhiều, địa phương vô cùng ít.

 

Nên thời gian tới, lại cho một tập đoàn lớn hơn nữa như Sun Group đầu tư thì chắc chắn tập đoàn này sẽ là người hưởng lợi, còn cái thiệt hại thì địa phương sẽ chịu, còn nhiều thiệt hại khác nữa mà nhãn tiền chưa nhìn thấy.

 

Vì lợi nhuận tỉnh thu được sẽ chỉ có thuế, công ăn việc làm cho dân, nhưng hậu quả sau này còn ảnh hưởng là vô cùng to lớn.

 

PV:- Bài toán đặt ra ở đây chính là lợi ích kinh tế, làm ăn thương mại và giá trị lịch sử của di sản, theo ông trong trường hợp này phải có phương án như thế nào để cân bằng cả hai điều này? Chúng ta có xử lý được không?

 

Ông Vũ Lê Phương:- Về phương án tôi thấy mô hình hiện tại của vườn quốc gia Phong Nha đang làm rất tốt, đưa hang Sơn Đoòng thành hạt nhân thu hút toàn bộ khách du lịch về, tạo điểm nhấn, hút khách về đi kèm là các dịch vụ du lịch, home stay, checking, các gói du lịch mạo hiểm nhỏ khác, những hình thức này sẽ tạo công việc cũng như thu nhập cho địa phương.

 

Đó chính là cách để phát triển du lịch bền vững nhưng dĩ nhiên lợi nhuận thu được về không lớn. Nhưng cách đưa hang Sơn Đoòng là 1 hạt nhân, mồi bẫy dụ du khách về, để các dịch vụ khác khai thác được sử dụng, là hoàn toàn hợp lý, chứ không nhất thiết đưa hang Sơn Đoòng vào làm kinh tế du lịch.

 

PV:- Là người có nhiều tâm huyết với hang động Sơn Đoòng, trước những động thái vừa qua của UBND tỉnh Quảng Bình và Tập đoàn Sun Group, bản thân ông sẽ có lên tiếng bảo vệ cho cảnh quan này?

 

Ông Vũ Lê Phương:- Dĩ nhiên là chúng tôi sẽ lên tiếng trước dự án này, nhưng đầu tiên, phải xem họ thực hiện quá trình nghiên cứu đầu tư như thế nào, báo cáo ra sao, từ đó chúng tôi sẽ có đánh giá cụ thể cho từng hạng mục để đưa ra kiến nghị.

 

Từ đó, xác định vấn đề nào không phù hợp sẽ có luận điểm bác bỏ đi. Nhưng tôi tin chắc rằng đây là một dự án không có tính khả thi.

 

- Xin cảm ơn đã chia sẻ !

Thanh Huyền - báo ĐV (Thực hiện)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cáp treo xuyên động Sơn Đoòng: Mập mờ chuyện khảo sát!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI