»

Chủ nhật, 24/11/2024, 07:07:40 AM (GMT+7)

Cần một Kế hoạch Phục hồi Khẩn cấp để ngăn chặn sự suy thoái nghiêm trọng của thế giới đa dạng sinh học nước ngọt

(18:18:00 PM 27/02/2020)
(Tin Môi Trường) - Một Kế hoạch Phục hồi Khẩn cấp nhằm đảo ngược sự suy thoái nhanh chóng của các loài nước ngọt và sinh cảnh của chúng đã được các nhà khoa học đề xuất trên tạp chí BioScience ngày 19 tháng 2 vừa qua. Đề xuất được đưa ra trong bối cảnh đa dạng sinh học tại các con sông, hồ và vùng đất ngập nước đang biến mất với tốc độ báo động, đe doạ tới những dịch vụ hệ sinh thái hỗ trợ cuộc sống của con người.

Cần[-]một[-]Kế[-]hoạch[-]Phục[-]hồi[-]Khẩn[-]cấp[-]để[-]ngăn[-]chặn[-]sự[-]suy[-]thoái[-]nghiêm[-]trọng[-]của[-]thế[-]giới[-]đa[-]dạng[-]sinh[-]học[-]nước[-]ngọt

Biểu đồ đa dạng sinh học nước ngọt -Nguồn: WWF

 
Kế hoạch Phục hồi Khẩn cấp kêu gọi thế giới thực hiện các hành động gấp rút để giải quyết các mối đe doạ dẫn đến sự sụt giảm 83% quần thể các loài nước ngọt và làm suy thoái 30% hệ sinh thái nước ngọt, kể từ năm 1970, những hệ sinh thái cung cấp cho chúng ta nước, thực phẩm, sinh kế và bảo vệ con người khỏi bão lũ và hạn hán. 
 
Được xây dựng bởi một nhóm các nhà khoa học toàn cầu đến từ WWF, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI), đại học Cardiff, cùng các tổ chức và viện nghiên cứu học thuật danh tiếng khác, đây là kế hoạch toàn diện đầu tiên hướng tới bảo vệ và phục hồi môi trường sống nước ngọt, là nơi có mật độ loài trên km2 lớn hơn nhưng lại có tốc độ suy giảm đa dạng sinh học nhanh gấp hai hoặc ba lần so với trên đất liền và dưới đại dương. 
 
Kế hoạch đưa ra sáu điểm ưu tiên những giải pháp bắt nguồn từ tiến bộ khoa học và đã được áp dụng thành công ở một số khu vực: dòng chảy tự do trên các dòng sông, giảm ô nhiễm, bảo vệ các sinh cảnh đất ngập nước quan trọng, chấm dứt nạn đánh bắt cá quá mức và khai thác cát không bên vững ở sông hồ, kiểm soát các loài ngoại lai đồng thời bảo vệ và khôi phục sự kết nối giữa các dòng sông thông qua cải tiến quy hoạch đập và các cơ sở hạ tầng khác. 
 
Tháng 11 vừa qua, trong cuộc họp có tính bước ngoặt của Công ước về Đa dạng Sinh học, các chính phủ đã thống nhất xây dựng một thoả thuận toàn cầu mới nhằm bảo tồn và khôi phục đa dạng sinh học. Dựa trên kết quả cuộc họp này, nhóm tác giả đề xuất một số mục tiêu mới, bao gồm khôi phục dòng chảy, kiểm soát khai thác cát trái phép và thiếu quản lý ở các dòng sông, và tăng cường quản lý nghề cá nước ngọt, một ngành nghề đang nuôi sống hàng trăm triệu người trên toàn thế giới. 
 
Ông Dave Tickner, Cố vấn trưởng về Chương trình Nước ngọt của WWF-Anh Quốc, tác giả chính của bài báo cho biết: “Khủng hoảng đa dạng sinh học ở sông, hồ và các vùng đất ngập nước đang diễn ra nghiêm trọng hơn bất kì nơi nào khác trên thế giới – với hơn một phần tư các loài nước ngọt đang trên đà tuyệt chủng. Kế hoạch Khôi phục Khẩn cấp này có thể ngăn chặn sự suy thoái kéo dài hàng thập kỉ và khôi phục sự sống cho các hệ sinh thái nước ngọt nuôi dưỡng cả xã hội và nền kinh tế của chúng ta nhưng lại đang chết dần chết mòn”. 
 
Ông Marc Goichot, Trưởng Chương trình Nước ngọt, WWF-Greater Mekong nhận định: “Bao phủ khoảng 1% bề mặt Trái đất, các dòng sông, hồ và vùng đất ngập nước là nhà của 10% loài trên thế giới và của nhiều loài cá hơn tất cả các đại dương. “Các dòng sông nhiệt đới lớn như sông Mekong có số lượng các loài nước ngọt cư trú cực kì cao, là một nguồn cung cấp protein dồi dào cho hàng triệu người Việt Nam”.
 
Nhưng những hệ sinh thái dễ bị tổn thương này đang biến mất rất nhanh cùng với các quần thể động vật lớn - như cá heo sông, hàng trăm loài cá và chim di cư, cá sấu và rùa khổng lồ - cũng đã sụt giảm 88% chỉ trong nửa thế kỷ qua.
 
 Giáo sư Steven Cooke, đại học Carleton – Canada, đồng tác giả bài báo nhấn mạnh: “Những nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ đạ dang sinh học nước ngọt không mới lạ gì, thế nhưng thế giới đã liên tục thất bại và nhắm mắt làm ngơ trước thảm hoạ này dù cho các hệ sinh thái nước ngọt khoẻ mạnh đóng vai trò quan trọng đến như thế nào đối với sự sinh tồn của chúng ta. Kế hoạch Phục hồi Khẩn cấp xây dựng một lộ trình đầy tham vọng nhằm bảo vệ đa dạng sinh học nước ngọt cùng với tất cả những lợi ích mà chúng mang lại cho con người trên khắp thế giới này”.
 
Kế hoạch Khôi phục Khẩn cấp nhấn mạnh một loạt các biện pháp giúp thay đổi công tác quản lý và cải thiện sức khoẻ của sông, hồ, và vùng đất ngập nước, ví dụ như đảm bảo xử lý hơn 20% nước thải trước khi xả ra thiên nhiên, không xây dựng các đập thuỷ điện trên những con sông có dòng chảy tự nhiên còn lại trên thế giới, cũng như hợp tác với cộng đồng địa phương để mở rộng và củng cố các khu vực bảo tồn. 
 
Ông Goichot khẳng định: “Việt Nam có thể đóng vai trò then chốt trong việc đẩy lùi sự suy giảm đa dạng sinh học nước ngọt bằng cách giải quyết các mối đe doạ như thuỷ điện và đê điều khiến các sinh cảnh bị phân mảnh, khai thác cát và sử dụng nguồn nước ngầm quá mức – khiến cho cả đồng bằng châu thổ thu hẹp và chìm dần, ô nhiễm nghiêm trọng và rất nhiều yếu tố khác nữa. Việc giảm nhẹ tác động của những vấn nạn sẽ tạo ra nhiều lợi ích xã hội kinh tế, từ an ninh lương thực đến kinh doanh bền vững và khả năng chống chịu thiên tai. Tất cả những điều này đều cho thấy vai trò quan trọng của công tác bảo tồn và khôi phục nước ngọt trong bản Thoả thuận Mới vì Thiên nhiên và Con người.”
BTV
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cần một Kế hoạch Phục hồi Khẩn cấp để ngăn chặn sự suy thoái nghiêm trọng của thế giới đa dạng sinh học nước ngọt

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI