Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
"Cần di chuyển hết cây xà cừ ra khỏi TP Hà Nội"
(22:08:22 PM 20/08/2012)Tình trạng cây đổ sau mỗi trận mưa, bão đã diễn ra trong một thời gian dài. Tuy nhiên, chỉ sau sự việc một cây xà cừ cổ thụ trên phố Lò Đúc bất ngờ đổ chiều 17/8 đã đè bẹp chiếc taxi của hãng Mai Linh và làm tài xế tử vong tại chỗ mới khiến nhiều người dân cũng như cơ quan chức năng bàng hoàng.
Tiếp đó, sáng 18/8, một cây phượng lâu năm bật gốc đè sập một mái nhà.
Cũng theo thống kê của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên Cây xanh, Hà Nội có trên 200.000 cây xanh, thuộc 150 loài, đa số được trồng 30-40 năm trước đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Điển hình như xà cừ, hiện chiếm 28% (khoảng 56.000 cây) có bộ rễ chùm tốn đất, không đủ sự vững chắc. Vào mùa mưa bão, xà cừ rất dễ bị đổ. Vừa qua, sau mưa bão, địa bàn Hà Nội đã có khoảng 100 cây xanh bị gãy đổ do trận mưa trên, và phần lớn trong số này là các cây xà cừ cổ thụ.
Hàng loạt cây cổ thụ đổ ập trong bão số 5 vừa qua |
Chính loại cây này đang là nỗi lo ngại của cả cơ quan chức năng và người dân. Không chỉ dễ đổ vì bộ rễ chùm, rễ của loại cây này còn thường xuyên mọc trồi lên mặt đất, làm cong, nứt mặt hè phố. Thực tế, khoảng vài năm trở lại đây, hầu như mỗi trận mưa lớn, trên đường phố của Thủ đô lại có cây cổ thụ bị đổ, hầu hết là cây xà cừ. Câu hỏi được dư luận quan tâm là tại sao cây xà cừ lại dễ đổ hơn những cây khác và nên chăng, cần có nghiên cứu mang tính khoa học, nghiêm túc về vấn đề này. Cần thiết, có thể trồng thay thế những cây xà cừ bị đổ bằng những loại cây khác có bộ rễ chắc chắn, bám sâu hơn vào đất.
Trao đổi về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Lân Hùng, Tổng thư kí Hội các ngành sinh học Việt Nam cho rằng: "Việc trồng cây xanh trong thành phố Hà Nội đang mắc sai lầm nghiêm trọng khi lựa chọn giống cây. Hiện nay, phần lớn trong thành phố trồng cây xà cừ, đây là một loại cây có rễ chùm rất dễ đổ khi có gió to, bão lớn."
GS. Nguyễn Lân Hùng cho rằng cần di chuyển hết cây xà cừ ra khỏi thành phố |
GS Nguyễn Lân Hùng đưa ra ý kiến rằng, cần phải đưa cây xà cừ ra ngoài thành phố để tránh gây nguy hiểm. Bên cạnh đó, cần thay thế bằng việc trồng cây sấu. Bởi vì cây sấu rễ cọc, xanh quanh năm. Ngay cả những cây như bàng, phượng đều rụng lá vào mùa đông, thân giòn nhưng riêng cây sấu có thân cứng, rễ cọc và chịu được những luồng gió lớn.
Đơn cử như tuyến phố Phan Đình Phùng, có rất nhiều cây sấu nhưng chưa bao giờ bị đổ. “Việc trồng cây trong thành phố phải có chọn lọc cho phù hợp và an toàn. Nên chọn những cây rễ cọc, lá cây xanh, thân cứng như cây sấu để trồng trong thành phố. Còn nhưng loại cây rễ chùm như câu sà cừ rất dễ đổ sập và gây độn hè, độn đường thì cần thay thế”, GS Hùng chia sẻ.
Mặt khác, về phía Công ty TNHH Công viên Cây xanh Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Hưng, Phó tổng giám đốc Công ty công viên cây xanh Hà Nội, thừa nhận: "Do mưa bão lớn nhiều ngày, cộng với gió xoáy mạnh trong cơn bão chiều 17/8 khiến hàng loạt cây lớn trên đường phố bị đổ. Phần lớn cây đổ là xà cừ, muồng, nguyên nhân do những loại cây có rễ chùm không chống chịu được mưa bão lớn, kéo dài".
Giám đốc Công ty TNHH Công viên Cây xanh Hà Nội lo ngại việc di chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn và trồng mới cây xanh |
Lãnh đạo công ty này cũng cho biết còn nhiều khó khăn, bất cập trong việc trồng mới và di chuyển cây xanh trong TP Hà Nội. Hiện nay, hàng trăm cây xà cừ cổ thụ có kích thước rất lớn, khó di chuyển và đòi hỏi chi phí lớn nếu muốn chặt hạ. Riêng việc có nên thay thế bằng việc trồng cây sấu hay không, công ty sẽ xem xét và xin ý kiến tư vấn từ các cơ quan chức năng liên quan.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.