Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Cá lau kiếng liệu có lặp lại vấn nạn rùa tai đỏ?
(13:05:12 PM 07/04/2013)
Theo nhiều người dân ở huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, trong thời gian gần đây họ phát hiện có rất nhiều cá lau kiếng xuất hiện bất thường ở dưới các tuyến kênh thủy lợi, ao hồ nuôi cá nước ngọt. Đáng lưu ý là kể từ lúc cá lau kiếng xuất hiện, cũng là lúc lượng cá đồng bản địa ở đây ngày càng giảm đi rõ rệt. Nhiều người dân vốn trước đây sinh sống bằng nghề chài lưới trên kênh thì nay cũng giải nghệ vì khi thả lưới chỉ mắc toàn cá lau kiếng, làm rách nát cả chài lưới. Không những thế, người dân trồng lúa ở đây cũng hoang mang lo sợ, bởi một khi cá lau kiếng xâm nhập vào đồng ruộng thì “tấn công” cây lúa mà khó có biện pháp phòng ngừa. Cá lau kiếng còn lấn át sự phát triển của các loài cá nước ngọt bản địa, nhất là các ao nuôi cá, làm thiệt hại kinh tế không nhỏ của người dân tỉnh này.
Anh Mã Hoàng Vũ, ở ấp Béc Hen Lớn, xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi, cho biết, gần một năm trước, anh mua thả nuôi nhiều loại giống cá như: cá phi, cá chép, cá tra về thả nuôi trong ao. Vài tháng sau khi thả nuôi, thấy cá phát triển tốt, rồi sau đó lại mất dần, đến khi thu hoạch thì toàn cá lau kiếng. Theo anh Vũ, gia đình anh không ai thả cá lau kiếng xuống ao, trước khi thả cá nuôi anh đã cải tạo ao rất kỹ, phơi nắng ao thời gian dài nhưng không biết từ đâu mà cá lau kiếng sinh sinh sôi nẩy nở khủng khiếp rồi “làm chủ” cả ao cá đồng rộng lớn.
Còn theo nhiều người dân trong khu vực, cá lau kiếng ăn hết rong tảo trong ao, lại sinh sản nhanh lấn át nên cá đồng bản địa không thể sống và phát triển được. Không chỉ phát hiện cá lau kiếng có trong ao cá nuôi mà ở dưới các tuyến kênh thủy lợi. Trước đó, có nhiều gia đình mua lưới về giăng dưới kênh ở trước nhà, mắc toàn cá lau kiếng. Cá lau kiếng cũng vùng vẫy làm hư hỏng cả lưới.
Bạc Liêu có diện tích sản xuất lúa hơn 77.000 ha, là vùng nước ngọt ổn định, có vai trò quan trọng tạo ra nguồn lương thực phục vụ nội địa và xuất khẩu. Những năm qua, nông dân tỉnh này tốn nhiều công sức, tiền của phòng trừ ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, thì nay họ lại đang đối mặt với cá lau kiếng. Đây là những loài cá thể ngoại lai nguy hại, có khả năng tấn công gây hại mùa màng ngoài tầm kiểm soát. Vì vậy, khi chúng xâm nhập, lan trộng ra môi trường, đồng ruộng là vấn đề lo ngại đối với nông dân.
Việc cá lau kiếng - Một loài sinh vật ngoại lai, hầu như không có giá trị kinh tế, đã xuất hiện với mật độ ngày càng nhiều tại nhiều nơi trong tỉnh Bạc Liêu, làm cho người dân hết sức lo lắng cho sự phát triển và tồn tại của các loài cá đồng bản địa. Tuy nhiên, đến nay ngành chức năng vẫn chưa có kế hoạch khảo sát cụ thể, đánh giá mức độ gây hại, để có thể đưa ra khuyến cáo người dân ngăn chặn cá lau kiếng phát triển ra diện rộng.
Nhiều người dân đã đưa ra nghi vấn rằng liệu cá lau kiếng, có thể gây hại như loài rùa tai đỏ - cũng có nguồn gốc từ Nam Mỹ hay không? Nông dân mong mỏi ngành chức năng sớm giải đáp vấn đề này.
Ý kiến bạn đọc về: Cá lau kiếng liệu có lặp lại vấn nạn rùa tai đỏ?
-
Dương Thị Mỹ Nhi (07:06:18 AM 08/04/2013)Tiêu đề
cá này ăn ngon, ngọt, thịt thơm mà lại dễ kím nữa mình thấy nó cũng hok tệ, nhưng đúng là nhiều quá thì nó phá hoại mùa màng quá đi hà.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.